7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những tồn tại
Hoạt động TDDN của VTB Quang Minh vẫn còn một số hạn chế, đó là:
Thứ nhất, nguồn thông tin về DN mà chi nhánh thu thập được (đặc biệt là DN có nguồn vốn đầu tư nước ngoài) còn có nhiều hạn chế, chưa kịp thời ảnh hưởng đến việc phân tích thông tin DN và đưa ra được nhận định đúng. Đồng thời việc hạn chế nguồn thông tin đánh giá về DN tiềm năng khiến CBTD mất nhiều công sức, thời gian và chi phí tìm hiểu mà hiệu quả đôi khi lại không được như mong đợi do nhiều nguồn thông tin không chính thống và không cập nhật.
Thứ hai, đối với định hướng của VTB Quang Minh hiện nay là giảm dần cho vay không có bảo đảm, do vậy khi phát triển các DN mới cũng như áp dụng với các DN đang quan hệ tín dụng của VTB Quang Minh dễ gây ra hiểu nhầm từ phía khách hàng.
Thứ ba, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ đang có xu hướng tăng cao và tập trung ở một số DN lớn. Do vậy dễ có rủi ro về trả nợ trước hạn đối với khoản vay đó hoặc rủi ro nợ xấu rất lớn nếu có DN đó hoạt động không tốt.
Thứ tư, các quy trình, chính sách thay đổi liên tục khiến giao dịch của DN và chi nhánh gặp nhiều khó khăn, nhiều quy trình còn rườm rà, mất thời gian xử lý ở nhiều khâu do đó ảnh hưởng đến thời gian giao dịch, tiến độ phương án của DN.
Thứ năm, chi nhánh còn nhiều khách hàng có trụ sở và nhà máy đặt xa so với trụ sở của chi nhánh, điều này ảnh hưởng đến việc quản lý các khoản vay DN, quá trình kiểm soát sau vay và ảnh hưởng đến chất lượng TDDN.
Thứ sáu, do quy trình hiện nay của VTB Quang Minh, CBTD xử lý rất nhiều giao dịch của DN, từ tiếp cận khách hàng, xử lý hồ sơ thẩm định, xử lý hồ sơ giải ngân, bảo lãnh, kiểm soát sau vay,… Do vậy thời gian phát triển các DN mới là không nhiều và ảnh hưởng tới cả quá trình kiểm soát sau vay.