Nguyên tắc Quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 26 - 27)

Theo thông lệ quốc tế, mô hình Quản trị RRTD được xây dựng thiết lập phân tách 3 chức năng: kinh doanh, thẩm định rủi ro và phê duyệt, quản trị theo mô hình tập trung, trong đó bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

- Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro: Cần xác định chiến lược quản trị rủi ro

hướng tới của ngân hàng là gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn.

- Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Xây dựng hệ thống quản trị hạn

mức rủi ro bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

- Xây dựng hệ thống phê duyệt: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò,

chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết

lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.Hệ

thống cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Nó phải là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ được báo cáo trực tiếp lên bộ phận Quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)