- Xây dựng chính sách hạn chế cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hang thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit swap) ... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng và các biện pháp để hạn chế rủi ro là một trong những vấn đề đang được nghiên cứu và hoàn thiện không ngừng trong các điều kiện mới thay đổi như hiện nay. Trong các năm tới đây, các sản phẩm kinh doanh tín dụng vẫn sẽ là hoạt động ưu tiên hàng đầu trong nghiệp vụ kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam nói chung trong đó có SeABank nói riêng, song điều này cũng sẽ mang đến rất nhiều thách thức cần phải đối mặt đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Thực hiện các mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã nghiên cứu các vấn đề chính như hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng, phân tích các nguyên nhân, tác động của nó đến ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong chương 2 luận văn đã nêu lên tổng quát tình hình hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro đặc biệt là nhóm Khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp là các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank trong những năm gần đây và tập trung phân tích, so sánh, đánh giá sau đó chỉ ra rõ những ưu, nhược điểm cùng các nguyên nhân của thực trạng còn tồn tại trên các góc độ như chính sách quản lý, mô hình và nội dung của quản trị rủi ro tại SeABank để từ đó trong chương 3 tác giả đã nêu ra một số các giải pháp để hoàn thiện công tác này dựa trên định hướng phát triển của Ngân hàng SeABank trong thời gian tới và một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước để có những chính sách phù hợp hơn với sự phát triển hiện nay.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu cũng như được sự giúp đỡ tận tình của PGS,TS Trần Sĩ Lâm và các anh chị đồng nghiệp trong ngân hàng SeABank, nhưng do đây là một vấn đế lớn và phức tạp, số liệu thông tin dùng cho phân tích còn ít và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn của mình được hoàn chỉnh, có ý nghĩa thực tiễn và là tài liệu giúp ích cho công việc chuyên môn của tôi sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP “Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”
2. Joel Besis (2011), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng (bản dịch tiếng Việt),
NXB Lao động xã hội
3. Trần Huy Hoàng (2003), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê 4. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.
5. Bùi Thị Kim Ngân, “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng (Số chuyên đề
nâng cao năng lực quản trị rủi ro năm 2005).
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng, ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
ban hàng kèm theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 của Ngân hàng Nhà nước.
8. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các
năm 2015-2018;Báo cáo thực hiện công tác quản trị rủi ro; các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
9. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2016), Tài liệu tập huấn chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
10. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2017), Tài liệu tập huấn chính sách phân
11. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2014), Tổng kết 5 năm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (2010-2014).
12. Quốc hội (2010), Luật 47/2010/QH12 “Luật các tổ chức tín dụng”.
13. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.
Tiếng Anh:
14. Basel Committee on Banking Supervision (1999), Principles for the Management of Credit Risk.
15. Christine Helliar (2005), Financial Rish Management, University of Dundee, UK.
16. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced Credit Risk Analysis, p30-35
17. The Insitute of Chartered Accountants in Englan and Wales (2005), Risk
Phụ lục 1: Phân loại nợ theo Thông tƣ 02 - NHNN STT NHÓM ĐỊNH LƢỢNG ĐỊNH TÍNH 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
2 Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. 3 Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 -180 ngày. - Các khoản nợ được gia hạn lần đầu. - Các khoản nợ được miễn phí hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.
4 Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nợ có khả năng tổn thất cao.
5
Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; - Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
Nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Phụ lục 02: Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng
Nguy cơ Các biểu hiện Công cụ phân tích phát hiện rủi ro
1 Rủi ro hoạt động
- Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản, lỗ. - Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗi.
- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ.
- Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ.
Phân tích các thông tin định tính:
- Trình độ, kinh nghiệm và đội ngũ quản lý.
- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Năng lực điều hành của doanh nghiệp.
- Đạo đức của chủ doanh nghiệp.
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào.
2 Rủi ro tài chính
- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn. - Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ. - Rủi ro tỷ giá. - Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian qua của : Hệ số đòn bẩy, Các hệ số thanh khoản, Hệ số lợi nhuận, Cơ cấu nợ vay.
- Đặc thù kinh doanh (Vay ngoại tệ nhưng doanh thu là nội tệ)
3 Rủi ro quản lý
- Dòng tiền không bảo đảm - Chi phí tăng.
Phân tích định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp:
- Dòng tiền
- Các khoản phải thu, phải trả.
- Hệ số lợi nhuận.
4 Rủi ro thị trường
Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng. - Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định. - Đặc thù của ngành là mức độ biến động cao. Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành. - Phân tích bản chất của ngành.
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
5 Rủi ro chính sách
- Sự thanh đổi của chính sách của doanh nghiệp.
-Phân tích các thông tin: - Môi trường chính sách tại địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp.
Phụ lục 03: Những hạng mục và biểu điểm đƣợc sử dụng tại các ngân hàng của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. STT Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng Điểm
1
Nghề nghiệp ngƣời vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10
- Công nhân có kinh nghiệm 8
- Nhân viên văn phòng 7
- Sinh viên 5
- Công nhân không có kinh nghiệm 4
- Công nhân bán thất nghiệp 2
2
Trạng thái nhà ở
- Nhà riêng
6
- Nhà thuê hay căn hộ 4
- Sống cùng bạn hay người thân 2
3 Xếp hạng tín dụng - Tốt 10 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4
Kinh nghiệm nghề nghiệp
- Nhiều hơn 1 năm 5
- Từ một năm trở xuống 2
5
Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
- Nhiều hơn một năm 2
- Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Không có 0 7 Số ngƣời sống cùng (phụ thuộc ) - Không 3 - Một 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn ba 2 8
Các tài khoản tại ngân hàng
- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc 4
- Chỉ tài khoản tiết kiệm 3
- Chỉ tài khoản phát hành Séc 2
Phụ lục 04. Trọng số rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp tiêu chuẩn Đối tƣợng khách hàng AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dƣới B- Không xác định Chính phủ và NHTW các nước 0% 20% 50% 100% 150% 100% NH khác -Tùy chọn 1 (dựa trên xếp hạng của cơ quan giám sát)
20% 50% 100% 100% 150% 100%
NH khác
-Tùy chọn 2 đối với các khoản tín dụng dài hạn (dựa trên xếp hạng của công ty xếp hạng độc lập)
20% 50% 50% 100% 150% 100%
NH khác
-Tùy chọn 2 đối với các khoản tín dụng ngắn hạn (dựa trên xếp hạng của công ty xếp hạng độc lập) 20% 20% 20% 50% 150% 20% Doanh nghiệp (gồm
cả Cty bảo hiểm) 20% 50%
100% (Tới BB-) 150% ( Từ BB- ) Các danh mục tín dụng bán lẻ 75%
Các khoản tín dụng được đảm bảo bằng nhà ở 35% Các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản thương mại
100% (có thể thấp hơn khi đáp ứng các điều kiện khắt khe)
Nợ quá hạn (không có bảo đảm)
100% hoặc 150% (tùy thuộc vào mức độ bù đắp quỹ dữ phòng)
Tất cả các tài sản
khác Ít nhất 100%