Chính sách và mô hình Quản trị rủi ro tín dụng của SeABank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 50 - 51)

2.2.2.1 Chính sách định hướng

Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển tín dụng được thể hiện cụ thể trong Chiến lược phát triển đến năm 2025 và kế hoạch tín dụng hàng năm được HĐQT thông qua.

SeABank hướng đến triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung: Một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh trên nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng. Chính sách tín dụng sẽ được ban hành đồng bộ và thống nhất hơn đặc biệt với bộ phận chính sách sản phẩm bao gồm Quy định cấp giới hạn tín dụng; Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; Quy chế Hội đồng tín dụng; bảo đảm tiền vay; Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro…

Cùng với các chính sách, quy định tín dụng được ban hành là các văn bản hướng dẫn được cập nhật đầy đủ và liên tục trên cẩm nang tín dụng nội bộ ngân hàng để các cán bộ tại chi nhánh và trụ sở chính có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu, trao đổi, bàn luận, được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc, từ đó áp dụng các chính sách tín dụng vào thực tế hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài những quy định khung tín dụng, SeABank sẽ phải thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ để kịp thời định hướng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống trong một số trường hợp có biến động thị trường bất lợi hoặc phát hiện những yếu tố rủi ro cần cảnh báo

2.2.2.2 Mô hình QTRR tín dụng hiện tại

Mô hình của SeABank hiện nay đang bị vướng mắc phần nhiều là theo mô hình phân tán rủi ro, bộ phận kinh doanh của chi nhánh vẫn có một số quyền nhất định trong việc quản lý rủi ro của chính khoản tín dụng mình quản lý, bộ phận rủi ro của Hội sở hoặc hội đồng tín dụng chỉ đưa ra những ý kiến khi vượt quá thẩm quyền của chi nhánh. Hội đồng quản trị và Ban điều hành SeABank là người đưa ra quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng và cũng chính là những người đứng vị trí chủ chốt quản lý rủi ro và hội đồng tín dụng. SeABank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó. Tuy nhiên, việc các bộ quy trình, quy chuẩn chưa có một sự nhất quán thực sự rõ ràng nên vẫn ra những xung đột giữa bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)