Nhận dạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 28 - 32)

1.3.1.1 Khái niệm nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng: là quá trình xácđịnh liên tục và có hệthốngcác rủi ro

của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro.

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứumôi trường

hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Bảng 1.2: Các dấu hiệu rủi ro tín dụng

Quan hệ Nguồn thông tin Dấu hiệu nhận biết rủi ro

Trong mối quan hệ với Ngân hàng - Liên hệ khách hàng + Thường xuyên

+ Với thái độ thân thiện + Cố gắng thu thập nhiều thông tin

Các thay đổi trong thái độ khách hàng:

+ Khó liên lạc + Ngại gặp mặt

+ Quản lý cấp cao vắng mặt

+ Kém thân thiện/Thân thiện quá mức + Lảnh tránh trả lời/cung cấp tài liệu + Suy giảm mối quan hệ

Trong quan hệ với bên thứ 3

- Quan sát trong giao dịch với Ngân hàng

+ Tài khoản tại ngân hàng

+ Quá trình vay nợ và thanh toán nợ vay

Dấu hiệu bất thường:

+ Dòng tiền qua tài khoản ở ngân hàng tăng/giảm đột ngột

+Séc rút quá số dư/bị trả lại + Chậm trả gốc, lãi

+ Xin gia hạn nợ

+ Sử dụng vốn sai mục đích + Thúc giục giả ngân gấp + Vay quá mức nhu cầu

- Liên hệ với đối tác của khách hàng + Nhà cung cấp + Người mua + TCTD khác - Khai thác bên thứ 3 khác

+ Đài báo, phương tiện thông tin đại chúng + Công ty chứng khoán + Tin đồn truyền miệng

+ Nhà cung cấp yêu cầu TSĐB/BảoLãnh + Giảm chỉ số tín dụng thương mại/ Giảm doanh thu

+ Số lượng đơn hàng giảm + Giảm giá rất nhiều + Tranh chấp/ Kiện tụng

+ Chậm trả cho Ngân hàng khác

+ Chậm trả tiền hàng cho nhà cung cấp + Tin xấu từ dư luận, báo chí

Trong nội bộ doanh nghiệp

+ Quản lý

+ Tình trạng ngành + Thông tin nền kinh tế + Hoạt động kinh doanh

Quản lý

+ Nội bộ bán tháo cổ phiếu

+ Thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo

+ Bất đồng trong điều hành + Lãnh đạo vi phạm pháp luật

+ Thường xuyền thuyên chuyển/ giảm số lượng nhân sự

+ Nhân viên chủ chốt xin nghỉ

- Hoạt động kinh doanh

+ Giảm sút mạnh TSCĐ

+ Chi phí và khoản phải thu tăng bất thường

+ Sản phẩm tiêu thụ chậm + Nợ lương nhiều

+ Tạm ngừng sản xuất

+ Lãi ít dù thị trường tăng trưởng cao + Không có lợi nhuận giữ lại

+ Trả cổ tức quá cao/ Không trả cổ tức cho cổ đông

- Ngành/nền kinh tế

+ Các quy định mới được ban hành gâybất lợi

+ Có những thông tin xấu + Nhiều đối thủ cạnh trang mới + Các phát minh công nghệ trong ngành phát triển nhiều

+ Các thay đổi trong chu kỳ kinh tế

- Thông tin tài chính:

+ Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính + Báo cáo tài chính không minh bạch + Có sự khác biệt giữa số liệu kiểm toán và báo cáo nội bộ

+ Thay đổi đơn vị kiểm toán + Thay đổi chính sách kế toán

+ Biểu mẫu khác thường hoặc thay đổi các tiêu chí kế toán

+ Thay đổi cách thức hạch toán

1.3.1.2 Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng.

- Phân tích báo cáo tài chính:

Một báo cáo tài chính doanh nghiệp cho ta thấy tình hình tài chính của một tổ chức nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính biết tình hình hoạt động kinh doanh, qua đó, góp phần đánh giá năng lực của quản lý của bộ máy lãnh đạo của tổ chức đó. Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính ta có thể đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Bằng cách sử dụng các công cụ, kĩ thuật phân tích nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai dựa trên phân tích số liệu trong quá khứ và hiện tại, ước tính tốt nhất về khả năng tài chính trong tương lai.

- Phương pháp check– list

Phương pháp check – list là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó có thể nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro.

- Phương pháp lưu đồ

Phương pháp lưu đồ là một phương pháp giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình đầu tư tài chính. Từ những này, chúng ta có thể xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện pháp khắc phục nhất định.

- Phương pháp thanh tra hiện trường

Thanh tra hiện trường là một việc bắt buộc phải làm với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp.

- Phân tích hợp đồng

Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản trị nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem xét các nguy cơ rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng.

- Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp.

Đây là một đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng tổng thể của người vay. Đánh giá tín dụng cũng được biết đến như sự đánh giá khả năng trả nợ, được chuẩn bị bởi cơ quan tín dụng theo yêu cầu của người cho vay.

Xếp hạng tín dụng được tính từ lịch sử tài chính, tài sản hiện hành và các khoản nợ. Thông thường, các công ty đánh giá tín dụng cho người cho vay hoặc chủ đầu tư biết xác suất trả nợ của các đối tượng vay. Một đánh giá tín dụng xấu cho thấy nguy cơ (hay xác xuất) cao người vay không trả nợ đúng kỳ (hoặc không có khả năng trả nợ), và do đó dẫn đến lãi suất cao, hoặc từ chối các khoản vay của chủ nợ.

- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ

Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của các tổn thất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa các số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời điểm, vị trí của rủi ro, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hưởng đến rủi ro. Khi có đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dùng các thông tin này dự báo các chi phí tổn thất và lập quỹ dự phòng rủi ro.

- Phương pháp thông qua tư vấn

Từ các nhà tư vấn như chuyên viên kế toán – kiểm toán, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, … các nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á SeABank (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)