2.3.5.1 Tình hình tín dụng và biến động cơ cấu nhóm nợ
c.
Bảng 2.5. Tình hình biến động cơ cấu nhóm nợ
Đvt: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 41,261 57,082 69,090 81,796
2 Nợ cần chú ý 188 157 123 147
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 438 740 204 355
4 Nợ nghi ngờ 30 22 116 538
5 Nợ có khả năng mất vốn 143 243 275 373
6 Nợ tồn đọng chờ xử lý 745 745 718 701
Có thể nhận thấy, các chỉ số cả SeABank trong các nhóm nợ đều tăng, cả mặt tích cực như nợ tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu không tích cực như nợ có khả năng mất vốn. Điều này chứng tỏ việc quản lý rủi ro tín dụng của SeABank đã có những hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, chưa thật sự tốt và còn gặp không ít vấn đề. Điển hình tại nợ tồn đọng, hầu như giảm rất ít, không đáng kể, một phần nguyên nhân đến từ việc khó giải quyết các vấn đề về tranh chấp và thẩm định giá trước đây của các cán bộ đã nghỉ việc tại Ngân hàng từ những năm trước đây.
2.3.5.2 Mức biến động tỷ lệ dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) được tính bằng nợ quá hạn theo từngnguyên nhân chia cho tổng dư nợ quá hạn của tất cả các nguyên nhân (10 nguyên nhân).
Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ bình quân 3 năm 2016-2018
STT Nguyên nhân % Tỷ lệ
1 Trình độ quản lý kém, thiếu kinh nghiệm 20,15
2 Sử dụng vốn sai mục đích 20,67
3 Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch 17,24
4 Cơ chế chính sách 11,23
5 Môi trường kinh tế biến đổi 6,83
6 Không có thiện chí trả nợ 8,92
8 Năng lực quản trị của ngân hàng 6,35
9 Môi trường tự nhiên, thiên tai 3,89
10 Nguyên nhân chủ quan từ CBTD 3,97
Tổng cộng 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo SeABank)
Ngoài ra, tác động của yếu tố ngành kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của SeABank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, các ngành sản xuất kinh doanh đều hoạt động trên cơ sở một chuỗi cung ứng để đạt hiệu quả tối ưu về quy mô thì yếu tố ngành lại càng trở nên đặc biệt quan trọng trong quản lý rủi ro. Sau đây là thống kê ngành kinh tế có tỷ lệ nợ có vấn đề cao:
Bảng 2.7 Tỷ lệ các ngành kinh tế có tỷ lệ nợ có vấn đề cao năm 2018
Đơn vị: %
STT Tên ngành
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ CVĐ Tỷ lệ nợ CVĐ thực
1 Đóng tàu, thuyền + Vận tải
đường 58 22
2 Đầu tư kinh doanh bất động sản 76 52
3 Sản xuất gạch, ngói, đá ốp lát 33 21
4 Công nghiệp cơ khí, chế tạo 27 24
5 Xây dựng, thi công lắp ráp 27 18
6 Thương mại nguyên vật liệu
phục vụ vụ sản xuất 26 22
7 Khai thác, nuôi trồng, CB thủy 20 24
8 Sản xuất phôi thép, cán thép 18 17
(Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo SeABank)
Nhiều ngành nghề kinh tế khác gặp rất nhiều khó khăn như sản xuất thép, vật liệu xây dựng, xây dựng thi công lắp ráp công trình, sản xuất gạch ngói, đá ốp lát, thương mại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp có tỷ lệ nợ có vấn đề cao do trong một thời gian tương đối dài, thị trường Bất động sản khó triển khai, các khoản nợ này đa phần tồn tại từ những năm 2012-2015, các doanh nghiệp tuy có ý thức trả nợ nhưng do lượng nợ quá hạn quá lâu ngày nên lãi suất cả phần vốn và gốc rất cao, gây khó khăn cho việc thanh toán. SeABank cũng có cơ chế xóa nợ cho các doanh nghiệp có thiện chí trả nợ tốt với Ngân hàng, nhưng đây cũng là mắt xích yếu khi mà quy trình để xử lý được cả bên trong và ngoài SeABank đểu rất khó khăn, ngay trong nội bộ Ngân hàng, việc xin phê duyệt phần xóa nợ một phần lãi quá hạn mất rất nhiều thời gian theo những quy trình.
2.4 Đánh giá về công tác Quản trị rủi ro tín dụng của SeABank
2.4.1 Thành công đạt được
Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại SeABank trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực như sau:
- Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1,5%, thấp hơn rất nhiều so với quy định 3% của NHNN. Bảng dưới đây thể hiện điều đó
Bảng 2.8: Chất lƣợng nợ vay của SeABank tại 31/03/2019.
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2018 31/3/2019 Tăng/giảm % Cho vay Khách hàng 83.910 85.699 2 Nợ nhóm 3 355 343 -3 Nợ nhóm 4 537 510 -5 Nợ nhóm 5 372 387 4 Tổng nợ xấu 1.266 1.240 -2 Tỷ lệ nợ xấu 1,51% 1,45%
(Nguồn: Báo cáo SeABank Q1/2019)
- Từ bảng trên ta có thể thấy, tỷ lệ nợ nhóm 3 trở lên đã giảm tương đối, mức tăng tại nợ nhóm 5 là do khoản nợ của Vinashin trước đây vẫn bị tính lãi quá hạn, mặc dù đã thực hiện giảm lãi theo hướng dẫn của NHNN về xử lý nợ. - Bên cạnh đó các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng,
phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã tăng chất lượng công việc tại các bộ phận, chất lượng thẩm định được nâng cao, công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay được tăng cường.
- Các quy trình khác nhau theo từng đối tượng khách hàng vừa đáp ứng đòi hỏi tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng tương đối phù hợp, cơ bản đã phản ánh được chất lượng khách hàng.
Nhìn chung, công tác quản trị rủi ro tín dụng của SeABank đã có những thay theo hướng tích cực, tổ chức đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Về chính sách, mô hình và quy trình tín dụng
- Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa thống nhất được trong toàn hệ thống. SeABank chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho các sản phẩm tín dụng, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào…
- SeABank chưa cập nhật và phân định được rõ ràng khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ kinh tế, nhiều chính sách cho vay chưa linh hoạt, bó buộc. Mà nguyên nhân là do việc phân quyền quyết định chưa thật sự hợp lý.
- Do SeABank chưa áp dụng được chuẩn mô hình quản trị rủi ro tập trung nên chưa phân tách rõ ràng được giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh, tác nghiệp và quản trị nợ. Điều này sẽ dẫn đến sự chồng chéo, cùng việc phân quyền chưa phù hợp như trên sẽ kéo theo sự đi xuống của cả bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro.
- Quy trình luân chuyển hồ sơ và thời gian chưa rõ ràng quy định cụ thể mà lý do chính là chưa xây dựng được bộ phận phê duyệt tập trung.
2.4.2.2 Về nhận dạng và đo lường rủi ro
- Hiện nay, SeABank chưa có một bộ phận chuyên trách đánh giá, chấm điểm thực sự chuyên nghiệp mà chủ yếu vẫn là cán bộ quản lý Khách hàng tự làm rồi báo cáo, điều này sẽ có một rủi ro rất lớn khi cán bộ tín dụng khó đưa ra được những cảnh báo sớm liên quan đến từng ngành, lĩnh vực.
- Việc quản lý cán bộ tín dụng và phân quyền còn nhiều bất cập, điển hình trước đây là vụ việc tại SeABank Hai Bà Trưng khi Giám đốc cùng một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ làm và ký khống bảo lãnh thanh toán, chiếm đoạt tiền của Ngân hàng rổi bỏ trốn. Đây là vấn đề rất nguy hiểm về mặt nhân sự mà SeABank đang bị mắc phải trong phân quyền quyết định.
- Chưa có nguồn thông tin đáng tin cậy được mua hoặc trao đổi với các tổ chức đánh giá tín nhiệm chuyên nghiệp độc lập để dễ dàng hơn cho việc nhận ra những rủi ro tiềm ẩn.
- SeABank chưa xây dựng một danh mục loại hình, ngành nghề sản xuất kinh doanh nhạy cảm với nguồn rủi ro “cơ chế chính sách” và “môi trường kinh tế” để quản lý. Có được điều này, sẽ rất dễ dàng để lường trước các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.
- Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.
- SeABank vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo chi tiết về rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.
- Việc thu thập thông tin mang tính đơn lẻ, không tập trung một bộ phận chuyên trách để thu thập những thông tin tổng thể về thị trường và đưa ra những nhận định, xu hướng phát triển.
- Hệ thống chấm vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu điểm cũng như xử lý thông tin còn hẹp, cho ra những kết quả xếp loại chưa thực sự thuyết phục do vậy việc chấm điểm vẫn mang nhiều cảm tính.
- Cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.
2.4.2.3 Hạn chế và nguyên nhân về kiểm soát và tài trợ rủi ro
- Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.
- Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn có vấn đề, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.
- Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉ mang tính tham khảo.
- Quy trình hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có bất cập: SeABank vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xử lý các khoản nợ xấu cán bộ còn nhiều lúng túng, thời gian xử lý kéo dài.
- Không kiểm tra thường xuyên và đầy đủ mục đích vay vốn của Khách hàng đó là thiếu sót thường xuyên xảy ra, có thể do quá tải về mặt quản lý số lương, nhưng cũng có trường hợp do cán bộ tín dụng bao che, thông đồng với khách hàng để vụ lợi và làm tổn hại đến Ngân hàng.
- SeABank chưa sử dụng nhiều các công cụ bảo hiểm tín dụng và hiệu quả đạt được cũng là chưa cao.
2.4.2.3 Hạn chế và nguyên nhân khác
- Một trong những yếu tố quyết định và ngân hàng cần phải chú trọng trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng, đó là yếu tố “Trình độ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm”. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, người tiêu dùng không quản lý được dòng tiền của mình nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
- Cơ chế chính sách: Những thay đổi trong có chế chính sách điều hành về lãi suất, tỷ giá, xuất nhập khẩu,… của Nhà nước; các loại thuế áp dụng cho ngành, doanh nghiệp; Các mức ưu đãi về thuế; Mức lãi suất cho vay hỗ trợ đặc biệt so với lãi suất cho vay thương mại; Hạn ngạch xuất khẩu, … sẽ đưa đến nhưng thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Môi trường kinh tế biến đổi: Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền
kinh tế thế giới, Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế, Sự tấn công của hàng nhập lậu, … sẽ có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của khách hàng.
- Không có thiện chí trả nợ: Trong quá trình quan hệ vay vốn với ngân hàng, khách hàng vay xong nhưng đến ngày thanh toán thì lại không nhớ hoặc cố tình quên, không có thiện chí hợp tác trong quá trình trả nợ cho ngân hàng.
***
Trên cơ sở những hiểu biết nền tảng sau quá trình công tác SeABank, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng trên các khía cạnh về tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn nghiên cứu, phân tích về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng được trình bày trong chương 1. Qua những tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã đưa ra những phân tích, đánh giá về hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trên hai khía cạnh là những điểm đã đạt được và các điểm cần được cải thiện và đưa ra các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng SeABank.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐÔNG NAM Á- SEABANK
3.1 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng của SeABank trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của SeABank
- SeABank có tầm nhìn chiến lược là trở thành một trong những Ngân hàng được yêu thích về dịch vụ tài chính, hiện đại và uy tín. Đẩy mạnh hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp trong những năm sắp tới.
- Phát triển toàn diện, an toàn và hiệu quả cũng như đóng góp vào sự phồn thịnh và ổn định của xã hội nói chung và ngành tài chính nói riêng.
- Áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong các hoạt động của Ngân hàng như kế toán, quản trị rủi ro, vận hành…
- Đây nhanh phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tạo tiền đề phát triển các dịch vụ hiện đại.
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 1 %, tăng trưởng tín dụng đạt mức 18 - 20%/năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực, nhóm khách hàng có khả năng phát triển, đạt hiệu quả.
- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của SeABank thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng
3.1.2 Chiến lược xây dựng hệ thống
3.1.2.1 Chính sách của SeABank về Quản trị rủi ro tín dụng: