Trước thực tế Việt Nam đang thiếu hụt những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp như hiện nay, SeABank cần chủ động trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Cụ thể:
- Nâng cao chất lượng đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó tập trung hơn vào các nhân tố sau:
- Các nhân tố vỡ nợ tài chính bao gồm: khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản,
hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và các chỉ tiêu tăng trưởng.
- Các nhân tố vỡ nợ phi tài chính bao gồm: trình độ và chất lượng nhân sự cấp
quản lý (chất lượng, kinh nghiệm, trình độ,…); môi trường nội bộ (nhân sự nội bộ, quy chế hoạt động, kế hoạch kinh doanh,…); đặc điểm hoạt động kinh doanh (nguồn cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra,…); mối quan hệ với các tổ chức tín dụng (hành vi trả nợ trong quá khứ, mức độ hợp tác trong việc cung cấp thông tin); khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhân tố ngành (chu kỳ ngành, hỗ trợ từ Chính phủ,…); mức độ nhạy cảm với biến động của thị trường (mức độ ảnh hưởng đến doanh
thu, thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp trước những biến động của giá nguyên liệu đầu vào, đầu ra và tỷ giá); thông tin tín dụng (CIC).
- Thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát kết quả và đánh giá xếp hạng tín dụng. Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được ban lãnh đạo xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.
Từ kết quả này ta có thể thiết lập các tham số để làm cơ sở xây dựng thang điểm hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể tính toán được xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi theo từng khoản vay, mức độ tổn thất dự kiến, từ đó xác định chính sách tín dụng khác nhau đối với mỗi khách hàng. Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ còn là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo đó 6 nguyên nhân đã xác định là các vấn đề quan tâm trước hết và là tham số có trọng số lớn trong đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Thông qua bảng số liệu thống kê rủi ro trong quá khứ cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà ngân hàng phải đối mặt, ngoài ra số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ còn cho phép nhà quản trị rủi ro có thể lập dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Ngoài các công cụ đo lường như trên thì ngân hàng còn có thể áp dụng mô hình điểm số Z, phương pháp ước tính tổn thất tín dụng và phương pháp trích lập dự phòng (R = max {0, (A - C)} x r) để xác định mức độ rủi ro tín dụng từ đó ngân hàng đưa ra những biện pháp kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro.