2.1. Tổng quan về thị trường lao động có trình độ tại Nhật Bản
2.1.1. Tình hình chung
Vị trí địa lý
Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, gồm 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaidou, Honshu, Shikoku, Kyushu và rất nhiều đảo nhỏ xung quanh.
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán của người Nhật Bản rất gần gũi với phong tục tập quán của người Việt Nam, người Nhật Bản rất coi trọng lễ nghĩa, thứ bậc trong quan hệ giữa người với người, đề cao hoạt động theo nhóm, tập thể. Người Nhật sử dụng cả lịch âm và lịch dương, có phong tục cúng lễ vào các ngày tết, ngày giỗ, thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ.
Kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ
ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005- World Bank). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4%. Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7% chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân hành trung ương hạ đến mức 0%
vào đầu năm 2009. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn.
Các thiệt hại do sóng thần vào năm 2011 tiếp tục khiến kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên , cuối năm 2012, sau khi tái đắc cử vào vị trí thủ tướng, ông Shinzō Abe đã thực hiện một kế hoạch vực dậy nền kinh tế Nhật bản bằng cách nới nỏng cung tiền tệ và kích cầu tiêu dùng, nhờ đó nền kinh tế Nhật Bản có từng bước được vực dậy, bắt đầu từ năm 2016 đã có sự tăng trưởng trở lại, sự tăng trưởng này ổn định trong thời kỳ thủ tướng S.Abe tiến hành cải cách rộng rãi các mặt của kinh tế và xã hôi Nhật Bản, điều này thể hiện ở quý 4 năm 2018 và quý 1 2019, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đà tăng trưởng với 0,4 và 0,5%
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật từ 2016 ~2019
Nguồn:http://www.tradingeconomics.com/japan/gdp-growth (truy cập ngày 27/03/2019)
Đánh giá chung về kinh tế Nhật Bản , Tốc độ tăng GDP ở Nhật Bản trung bình 0,49 % từ năm 1980 đến năm 2015, đạt mức cao nhất 3,20% vào quý II của năm 1990 và mức thấp kỷ lục -4% vào quý I năm 2009.
Văn hóa, xã hội
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào
chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.