Nội dung quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những quy định trong luật xuất nhập cảnh nhật bản liên quan đến lao động có trình độ và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 45 - 49)

2.2. Những quy định liên quan đến luật xuất nhập cảnh đối với lao động có trình

2.2.2. Nội dung quy định

2.2.2.1. Thủ tục

Luật Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản năm 2019 quy định: “Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Nhật Bản phải kê khai hồ sơ xin tư cách lưu trú”.

Tùy theo thân phận, địa vị và mục đích nhập cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét để cấp cho tư cách lưu trú. Sau khi có được tư cách lưu trú, người nước ngòai có nguyện vọng nhập cảnh Nhật Bản sẽ tới cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước sở tại để xin visa nhập cảnh. Khi tới Nhật Bản, người nước ngoài chỉ được phép tiến hành các hoạt động theo đúng mục đích đã được quy định ở tư cách lưu trú do phía Nhật Bản cấp.

Đối với thực tập sinh tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng”. Như vậy, thực tập sinh chỉ được phép tiến hành các hoạt động của một thực tập sinh kỹ năng. Trong trường hợp thực tập sinh bỏ khỏi nơi thực tập để đi làm việc ở các nhà hàng hoặc nhà máy khác… sẽ là vi phạm quy định về tư cách lưu trú và sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tư cách lưu trú của thực tập sinh sẽ được ghi trên thị thực nhập cảnh và dán vào hộ chiếu của từng thực tập sinh.

Thời gian lưu trú là thời gian thực tập sinh sẽ được phép ở lại Nhật Bản để tiến hành các hoạt động thực tập kỹ năng. Thông thường Bộ Tư pháp Nhật Bản mà trực tiếp là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tư cách lưu trú với thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm cho thực tập sinh. Hết thời hạn lưu trú, cơ quan tiếp nhận phải làm thủ tục để xin gia hạn tư cách lưu trú với tổng thời gian lưu trú tối đa không quá 3 năm đối với thực tập sinh kỹ năng.

Cũng theo quy định của Luật mới, người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản được tự do rời khỏi nước Nhật bất kỳ lúc nào mà không cần qua bất cứ thủ tục đặc biệt

nào. Tuy nhiên, khi ra khỏi Nhật Bản, tư cách lưu trú và thời gian lưu trú tại Nhật Bản của người đó sẽ mất hiệu lực. Để quay trở lại Nhật Bản, người nước ngòai đó sẽ phải làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh mới với nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian.

Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng quy định cho phép người nước ngoài đang còn thời gian lưu trú tại Nhật Bản được làm thủ tục tái cảnh trước khi người đó xuất cảnh Nhật Bản. Những người đã hoàn thành thủ tục tái nhập quốc sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh lại Nhật Bản và chỉ phải làm các thủ tục kiểm tra nhập cảnh đơn thuần.

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản làm việc hoặc thực tập kỹ năng, người lao động Việt Nam phải xin Visa lao động, cụ thể như sau:

- Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi: thủ tục xuất nhập cảnh yêu cầu người lao động nói chung và lao động trình độ cao nói riêng đều trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Hồ sơ xin cấp bao gồm một số giấy tờ như: (1) Hộ chiếu; (2) Tờ khai xin cấp Visa; (3) ảnh; (4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật và (5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân.

- Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: người lao động cần chuẩn bị Hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng...

- Trường hợp đi tu nghiệp: người lao động chuẩn bị thêm Giấy tiếp nhận tu nghiệp...

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Thực tế, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Hiện nay, theo Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản, từ tháng 4 năm 2019, hệ thống cấp thị thực cho người lao động đến từ nước ngoài sẽ có hiệu lực, được áp dụng cho 14 lĩnh vực. Theo hệ thống thị thực mới, người lao động đến từ nước ngoài sẽ được

tiếp nhận theo 2 loại thị thực: thị thực loại 1 dành cho lao động không yêu cầu trình độ, kinh nghiệm và thị thực loại 2 dành cho lao động có trình độ.

Dự kiến thị thực loại 2 sẽ áp dụng giới hạn trong 2 lĩnh vực gồm đóng tàu và xây dựng. Theo đó, người lao động phải có kỹ năng cao và thi đỗ bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao. Đổi lại, người lao động được gia hạn thị thực dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không hạn chế và được phép đưa gia đình sang Nhật Bản.

2.2.2.2. Yêu cầu trình độ, chuyên môn

Đối với lao động có trình độ của Việt Nam muốn sang Nhật Bản làm việc thì chính sách nhập cảnh lao động Nhật Bản đặt ra một số điều kiện cơ bản trong chương trình Kỹ thuật viên. Hiện nay, điều kiện để sang làm việc với vai trò kỹ thuật viên – Kỹ sư Nhật Bản cũng được đơn giản hơn trước đây rất nhiều. Điều kiện cơ bản như sau:

Về trình độ: người lao động phải có bằng cao đẳng học chuyên ngành về kỹ thuật hoặc có bằng đại học. Tiêu chuẩn kỹ năng là có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể làm việc ngay trong lĩnh vực tiếp nhận, xác nhận bằng kỳ thi do Bộ ngành chủ quản quy định. Ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc biệt”. Dự kiến sau khi Dự thảo Luật nói trên được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019. Về cơ chế tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc biệt” Quốc hội Nhật Bản xem xét trường hợp lao động có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc biệt số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”. Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Tuy nhiên, với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Về kinh nghiệm làm việc: Trước đây hầu hết đều yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm với chuyên ngành học. Nhưng hiện nay có tới trên 60% các yêu cầu tuyển dụng từ phía Nhật Bản đều không yêu cầu có kinh nghiệm làm việc 3 năm.

Về ngoại ngữ: Thị trường Nhật Bản yêu cầu kỹ thuật viên nước ngoài phải có vốn tiếng Nhật nhất định. Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: có thể giao tiếp thông thường, về cơ bản có năng lực tiếng Nhật đủ cho sinh hoạt hàng ngày, xác nhận bằng kỳ thi nhằm đánh giá năng lực cần thiết cho mỗi lĩnh vực tiếp nhận. Theo quy định thì không yêu cầu phải có chứng chỉ tiếng Nhật, tuy nhiên tùy từng yêu cầu cụ thể sẽ có đơn vị yêu cầu tiếng Nhật tương đương N3, có đơn vị yêu cầu tiếng Nhật tương đương N4, nhưng có một số đơn vị không yêu cầu phải có tiếng Nhật mà chỉ yêu cầu sau khi trúng tuyển phải học tiếng Nhật tới bài bao nhiêu thì xuất cảnh.

Chủ thể thực hiện kỳ thi là đoàn thể ngành của lĩnh vực tiếp nhận và Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (đối với kỳ thi tiếng Nhật). Tuy nhiên, hiện đang xem xét quyết định kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật của người lao động theo từng lĩnh vực tiếp nhận sẽ được thực hiện ở Nhật Bản hay nước phái cử.

2.2.2.3. Các quy định khác

Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với lao động trình độ cao, thì người lao động sang làm việc tại Nhật Bản sẽ bị ràng buộc bởi một số chính sách đặc thù đối với lao động như:

- Về độ tuổi: điều kiện về độ tuổi trong chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nằm trong khoảng từ 18 - 36 tuổi tùy vào từng công ty. Ví dụ: yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề, hoặc các công ty có thời gian làm việc hơn 1 năm, hoặc nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn thường nới rộng biên độ tuổi tác như: May, xây chát, nông nghiệp, giặt là… độ tuổi cho nhóm ngành nghề này giới hạn từ 18-40 tuổi.

- Về ngoại hình: trước đây, điều kiện ngoại hình cũng được quan tâm khá nhiều trong thực tiễn tuyển dụng của Nhật Bản. Tuy nhiên, chính sách lao động mới đã cởi mở hơn khá nhiều. Cụ thể, lao động nam giới phải cao 1,60m trở lên, nặng 50kg trở lên. Nữ giới phải cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên. Tùy từng đơn hàng

mà phía xí nghiệp sẽ yêu cầu về ngoại hình mà yếu tố về chiều cao, cân nặng sẽ có sự thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ: Đơn hàng công xưởng: Nam cao trên 1m65, nữ cao trên 1m54; đơn hàng xây dựng: Chấp nhận nam cao trên 1m57; đơn hàng may mặc: Chấp nhận nữ cao trên 1m45

- Về sức khỏe: Theo Thông tư liên tịch do Bộ Y Tế, bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội về việc khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có tất cả 13 nhóm bệnh tật không đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản. Khi đi khám, người lao động sẽ được bệnh viện giao cho giấy chứng nhận sức khỏe trong 3-5 ngày làm việc, giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày khám. Những bệnh viện khám sức khỏe cho người đi xuất khẩu lao động phải đạt tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa hạng II trở lên, qua đó phải có đầy đủ các trang thiết bị y khoa hiện đại, có đầy đủ các chuyên khoa, cận khoa lâm sàng, X-quang làm được các xét nghiệm cơ bản về máu, viêm gan, HIV, ma túy, điện não đồ, chẩn đoán bệnh phong...

- Tiêu chuẩn đơn vị tiếp nhận: Ngoài các quy định về tuân thủ pháp luật về quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội và cơ chế hỗ trợ lao động người nước ngoài, các cơ quan tiếp nhận cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo không có quá nhiều lao động bỏ trốn, không tiếp nhận lao động nước ngoài có kỹ năng đặc biệt thông qua sự giới thiệu của công ty phái cử hoặc công ty môi giới đã thu hoặc có ý định thu tiền ký quỹ từ bản thân người lao động nước ngoài có kỹ năng đặc biệt hoặc từ thân nhân của họ nhằm loại bỏ những công ty môi giới thiếu đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những quy định trong luật xuất nhập cảnh nhật bản liên quan đến lao động có trình độ và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)