Phân tích hồi quy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hành vi mua hàng trên các website trực tuyến của người tiêu dùng tại hà nội (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu luận văn:

2.2.7. Phân tích hồi quy:

Bảng 2.20: Tóm tắt mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .876a .767 .761 .31564 1.879

Bảng 2.21: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 68.740 5 13.748 137.993 .000b Residual 20.922 210 .100 Total 89.662 215

Bảng 2.22: Phân tích hồi quy

Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficients Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta VIF

1 (Constant) -.086 .122 .482 KV .176 .054 .144 .001 1.741 NL .577 .048 .515 .000 1.671 NT .217 .051 .187 .000 1.708 RR -.091 .044 -.073 .042 1.149 TT .231 .058 .181 .000 1.894

Kiểm định các giả thiết mô hình:

 Hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2.31. Qua đó, ta thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các khái niệm độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10. Điều này chứng tỏ: giữa các khái niệm độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

 Sự độc lập của phần dư ước lượng

Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) của hàm hồi quy có giá trị là 1.879 < 3, cho thấy: không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1. Nói cách khác: các phần dư ước lượng của mô hình độc lập, không có mối quan hệ tuyến tính với nhau.

 Phân phối của phần dư:

Hình 2-16: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình nghiên cứu

Quan sát Hình 2-5, ta thấy: biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình nghiên cứu có hình dạng tiệm cận với đường cong phân phối chuẩn. Ngoài ra, mô hình có trị trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.988, gần bằng 1. Do đó, ta có thể kết luận rằng: giả thiết phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Kiểm định mô hình hồi quy:

Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.761, nghĩa là có 76.1% sự biến thiên của hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập gồm: Kỳ vọng về kết quả, Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT, Niềm tin của khách hàng, Sự e ngại về rủi ro, Nhận thức về sự thích thú với độ tin cậy 95%.

Kết quả phân tích hệ số hồi quy riêng của mô hình được trình bày ở Bảng 2.21. Qua đó ta có thể thấy: hệ số hồi quy riêng đứng trước biến Kỳ vọng về kết quả, Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT, Niềm tin của khách hàng, Sự e ngại về rủi ro, Nhận thức về sự thích thú đều có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. của

kiểm định t nhỏ hơn 5%). Như vậy, các biến Kỳ vọng về kết quả, Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT, Niềm tin của khách hàng, Sự e ngại về rủi ro, Nhận thức về sự thích thú được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa các biến độc lập và Hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng.

Mô hình đạt ý nghĩa thống kê 95% và các hệ số hồi quy riêng của mô hình đều có giá trị dương, hệ số hồi quy biến của biến Sự e ngại về rủi ro có giá trị âm. Như vậy, giả thuyết ban đầu về mối quan hệ giữa các thành phần về Kỳ vọng về kết quả, Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT, Niềm tin của khách hàng, Sự e ngại về rủi ro, Nhận thức về sự thích thú đều được chấp nhận. Có nghĩa là, khi các thành phần về Kỳ vọng về kết quả, Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT, Niềm tin của khách hàng, Nhận thức về sự thích thú càng được nâng cao thì Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng cũng từ đó ngày càng tăng theo và khi Sự e ngại về rủi ro càng giảm thì Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng càng tăng..

Cụ thể, hàm hồi quy chuẩn hóa được viết như sau:

HV = 0.144*KV + 0.515*NL + 0.187*NT – 0. 073*RR + 0.181*TT (1)

Theo thang đo likert 3 mức độ, trong các điều kiện khác không đổi:

 Nếu kỳ vọng tăng lên 1 đơn vị thì hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tăng lên 0.144 đơn vị.

 Nếu sự tự tin vào năng lực của bản thân đối với TMĐT tăng lên 1 đơn vị thì hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tăng lên 0.515 đơn vị.

 Nếu Niềm tin của khách hàng tăng lên 1 đơn vị thì hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tăng lên 0.187 đơn vị.

 Nếu e ngại rủi ro tăng lên 1 đơn vị thì hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng giảm xuống 0.073 đơn vị.

 Nếu nhận thức về sự thích thú tăng lên 1 đơn vị thì hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng lên 0.181 đơn vị.

Trong đó Sự tự tin vào năng lực bản thân đối với TMĐT có tác động mạnh nhất đến hành vi mua hàng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hành vi mua hàng trên các website trực tuyến của người tiêu dùng tại hà nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)