Nhóm giải pháp về chính sách Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách Bảo hiểm xã hội

3.2.1.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật bảo hiểm xã hội

Để chính sách BHXH đến được với người lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến được coi là biện pháp hàng đầu. Để chính sách BHXH đến được với người lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần được đẩy mạnh theo các hướng sau:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương và Ban Tuyên giáo Thành ủy, Liên đoàn lao động thành phố; Phòng Văn hoá-Thông tin; Phòng Lao động Thương binh & Xã hội để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, UBND các xã, phường đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.

- Xây dựng chuyên mục trên Đài phát thanh thành phố về chính sách pháp luật BHXH; Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích. Cách đưa tin trên đài phát thanh, đài truyền thanh ở địa phương là rất đa dạng, có thể thông qua các mẩu đối thoại, câu chuyện truyền thanh, các tọa đàm

giữa cơ quan BHXH và các nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH khác nhau hoặc thậm chí các nhóm tham gia BHXH khác nhau. Mỗi chương trình thu hút các nhóm đối tượng nghe khác nhau. Do đó việc chuẩn bị các bản tin không được coi nhẹ, nếu không sẽ dấn đến tình trạng phản tác dụng. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với các phóng viên, biên tập viên và đại diện của các cơ quan phát thanh, truyền thanh. Tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích phải đảm bảo được tính cô đọng, đầy đủ, dễ hiểu.

- Kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc triển khai các chương trình của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt đối với người lao động, trong tuyên truyền chính sách chế độ cần làm cho họ thấy được quyền lợi gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm thi hành Luật BHXH của doanh nghiệp. Thông qua tổ chức công đoàn để tuyên truyền, giải thích các quy định của Nhà nước về chính sách BHXH thông qua việc chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp 1 lần.

Về nội dung tuyên truyền cần tập trung: Phổ biến cho các đối tượng về tỷ lệ thu, mức thu BHXH bắt buộc hiện nay; Phổ biến các chế độ BHXH, quyền lợi khi tham gia BHXH; Nhấn mạnh mục tiêu, vai trò và bản chất BHXH để thay đổi nhận thức của người dân về BHXH bắt buộc; Phổ biến trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi tham gia BHXH (gồm có 3 bên: chủ SDLĐ, người lao động và cơ quan BHXH); Phổ biến các văn bản pháp luật, giải đáp hướng dẫn các thắc mắc khi thực hiện.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: (1) Xây dựng chuyên mục trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và xây dựng các chuyên trang trên các Báo của địa phương về chính sách pháp luật BHXH; (2) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH theo từng nội dung, chuyên đề dưới nhiều hình thức như: thi viết, các cuộc thi văn nghệ, thi tuyên truyền viên; (3) Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua việc phát hành tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, băng rôn; (4) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức công đoàn để tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH; (5) Xây dựng đường dây nóng nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như tố cáo

3.2.1.2. Khắc phục nợ đọng tiền đóng Bảo hiểm xã hội

Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề nợ đọng BHXH đang trở lên bức xúc và có chiều hướng tăng mạnh, vì vậy để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, chọn một số doanh nghiệp

cố tình vi phạm mà lâu nay đã vận động, thuyết phục nhưng không chuyển biến lập hồ sơ khởi kiện ra toà án truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt nếu người lao động đã trích nộp 8% tiền lương cho doanh nghiệp những doanh nghiệp không nộp cho cơ quan BHXH mà chiếm dụng tiền đóng của người lao động để xử dụng vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến các quyền lợi, chế độ của người lao động thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Hiện nay tỷ lệ lãi phạt do chậm đóng là 8,7% năm trong khi các doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi xuất từ 15 đến 20% năm dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp nợ BHXH ngày càng nhiều. Nhà nước nên điều chỉnh lãi phạt do chậm đóng BHXH bằng lãi phạt do chậm đóng của ngân hàng.

Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành Lao

động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động địa phương, cơ quan thuế ở địa phương (chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố) thông qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho người lao động. Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp báo cáo thuế với số lao động và quỹ lương khác xa so với số lao động và quỹ lương tham gia BHXH. Để tránh tình trạng này đề nghị các cấp ban hành quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan BHXH.

Ba là, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH, cấp thẻ

BHYT và thực hiện chế độ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)