Nhóm giải pháp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội

3.2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH nói chung và trong quản lý thu BHXH nói riêng theo hướng chuyển từ tác phong hành chính sang tác phong phục vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính cấp thiết của toàn ngành.

Xây dựng trang Web để cung cấp kịp thời văn bản pháp luật BHXH, trả lời câu hỏi, thắc mắc của đơn vị sử dụng lao động, người lao động về chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng ở trên mạng, đáp ứng kịp thời yêu cầu nắm bắt thông tin chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của Ngành, góp phần tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH liên quan đến nghiệp vụ BHXH của nhiều bộ phận chức năng, có thể coi việc cải cách này mang tính đột phá và là nội dung cải cách cơ bản. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ tư tưởng, nhận thức và hành động vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của cá nhân, từng bộ phận chức năng trong đơn vị, nhất là khi các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành thực thi nhiệm vụ đều phải công khai, minh bạch. Phải rà soát, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ các bộ phận chức năng đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót, mỗi việc chỉ do một bộ phận chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa các bộ phận chức năng. Đây cũng chính là tác phong phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành nói chung, của cán bộ thu BHXH nói riêng.

3.2.2.2. Đổi mới phong cách phục vụ

Thực hiện tự tu dưỡng, rèn luyện theo Tiêu chuẩn chung về đạo đức của cán bộ, công chức ngành BHXH là: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Hết lòng, hết sức vì nghiệp BHXH, BHYT và ngành BHXH Việt Nam; Nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân, tôn trọng và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tham gia và thụ hưởng chế độ; Chấp hành nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương; Có ý thức xây dựng, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan; Trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh phê bình, tự phê bình; Bảo vệ chân lý, quan điểm của Đảng, không chạy theo thành tích; Không bao che, giấu giếm khuyết điểm; Tích cực công tác, học tập có chất lượng và hiệu quả; Triệt để thực hành tiết kiệm, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nhiệm vụ được giao để vụ lợi, chiếm đoạt

dụng, cơ hội, tư tưởng cục bộ, kéo bè, kéo cánh để cầu danh, trục lợi, chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể và quần chúng.

Đối với cán bộ chuyên quản thu BHXH cần phải hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác nhau, vì công tác thu BHXH liên quan đến nhiều kiến thức về: Lao động, việc làm, tiền lương, tài chính, hiểu biết nhiều văn bản luật, ngoài Luật BHXH, còn có các Luật: Lao động, Ngân sách, Dân sự, Doanh nghiệp, Đầu tư, hành chính và am hiểu về tổ chức, tính chất hoạt động của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp để thu đúng đối tượng, phạm vi, mức đóng, phương thức đóng theo quy định của Chính phủ.

Một phần rất quan trọng trong đổi mới tác phong phục vụ đó là giao tiếp ứng xử với đối tượng. Đối tượng là những người lao động đóng BHXH, người sử dụng lao động, người thụ hưởng BHXH, những đối tác có liên quan trong BHXH. Để các công đoạn trong hoạt động BHXH có hiệu quả điều không thể thiếu là phải có một cách ứng xử với đối tượng một cách tốt nhất. Có 3 cách ứng xử như sau:

+ Làm cho đối tượng hài lòng nhất (khi đáp ứng vượt quá mong đợi hoặc ngoài mong đợi của họ).

+ Đối tượng là ai cũng quan trọng. Mục tiêu là thu hút càng nhiều người tham gia BHXH càng tốt, do vậy thái độ của đối tượng là rất quan trọng. Nếu làm đối tượng phật ý, lòng tin đối với cơ quan thực hiện chính sách BHXH sẽ bị suy giảm và có thể kéo theo sự suy giảm đối với những đối tượng tiềm năng.

+ Vì đối tượng (BHXH chỉ có thể phát triển bền vững khi có sự tham gia của người lao động, người sử dụng lao động cả hiện tại và tương lai).

Đối với nhân viên làm công tác tác nghiệp giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp giữ vai trò tác động chủ yếu đến các chủ doanh nghiệp và kết quả thực thi chính sách chế độ về BHXH, là cầu nối giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp và người lao động nên cơ quan BHXH luôn phải giữ sự hợp tác bình đẳng, thân thiện không chỉ cán bộ nhân viên BHXH mà cả lãnh đạo cũng phải luôn mở cửa đón tiếp, lắng nghe những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện, kịp thời có quyết định tháo gỡ ngay cho đơn vị.

Hàng năm nên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện chính sách pháp luật về BHXH.

Cán bộ công chức ngành BHXH phải luôn thực hiện phương châm “nói cho doanh nghiệp hiểu, làm cho doanh nghiệp tin”.

3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; gắn xử phạt với khen thưởng kịp thời

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH nói chung, quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng có vị trí hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thu nộp BHXH đúng, đủ, kịp thời. Không có thanh tra, kiểm tra thì không thực hiện đúng chức năng lãnh đạo, quản lý về BHXH.

Đưa việc thanh tra, kiểm tra thành việc làm thường xuyên, liên tục vì thực trạng hiện nay nhiều đơn vị sử dụng lao động, ngoài việc trốn tránh nghĩa vụ tham gia, lại chậm nộp BHXH đã làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Các vi phạm pháp luật về đóng BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động bao gồm các hành vi: Không đóng, đóng không đúng thời gian, đóng không đúng mức quy định và đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.

Theo Quyết định số 1313 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thì việc kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT của các đơn vị được phân cấp về BHXH cấp huyện. Tuy nhiên để việc kiểm tra, thanh tra có hiệu quả thì ngoài việc kiểm tra do cơ quan BHXH thành phố thì cơ quan BHXH thành phố phải làm tham mưu cho UBND thành phố định kỳ và đột xuất thành lập đoàn thanh tra của UBND thành phố thanh tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT trên địa bàn. Từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố Uông Bí chưa thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nào về việc thực hiện Luật BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động (các đoàn thanh tra, kiểm tra trước đây đều là của cơ quan cấp trên). BHXH thành phố phải phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành

phố tham mưu cho UBND thành phố thành lập các đoàn thanh tra về việc thực hiện Luật BHXH, BHYT trên địa bàn. Thành phần đoàn bao gồm:

Lãnh đạo phòng Lao động thương binh và xã hội thành phố –Trưởng đoàn; Thành viên gồm: Đại diện BHXH, Liên đoàn lao động, Thanh tra....Bên cạnh việc xử lý nghiêm các vi phạm, cần khen thưởng kịp thời những đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác đăng ký tham gia và thu nộp BHXH hàng năm. Khen thưởng phải được thực hiện khách quan, kịp thời, coi trọng cả vật chất và tinh thần.

3.2.2.4. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin

Nhanh chóng cụ thể hóa Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 33/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác công nghệ thông tin cụ thể là hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT theo lộ trình chậm nhất đến năm 2019 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành BHXH trên phạm vi cả nước; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc ngành BHXH Việt Nam với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHTN thuộc ngành lao động.

Nâng cấp và phát triển các phần mềm ứng dụng để từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ và quản lý, điều hành công việc, yêu cầu cải cách hành chính, tiến tới xây dựng mới phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh, thành phố, tạo lập cơ sở dữ liệu chung về BHXH, cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công tác thống kê và phân tích dự báo, đồng thời mở rộng các dịch vụ điện tử, cải cách thủ tục hành chính hướng tới đối tượng và phục vụ tốt cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn toàn thành phố.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành phải nhằm từng bước xây dựng một mô hình hành chính điện tử hiện đại từ BHXH Việt Nam đến

BHXH địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; bảo đảm công khai, minh bạch và dễ dàng tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp. Gắn kết chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 85)