Đối với tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Đối với tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn

địa bàn thành phố Uông Bí

Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tuy nhiên trong thực tế trong thời gian qua, có rất nhiều DNNQD chưa có tổ chức công đoàn. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH ở

các DNNQD diễn ra phổ biến. Vai trò công đoàn thể hiện rất rõ thông qua việc tổ chức vận động, tuyên truyền, đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi có tranh chấp xảy ra. Chính vì thế, đối với tổ chức công đoàn cần phải:

- Tích cực, chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện, bổ sung chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng;

- Tổ chức công đoàn phải nắm vững nội dung văn bản chính sách BHXH để trên cơ sở đó tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người lao động hiểu rõ được quyền lợi của việc tham gia BHXH. Trên cơ sở đó người lao động chủ động cùng với người sử dụng lao động gia đóngBHXH;

- Tổ chức công đoàn cần chủ động đại diện cho người lao động để bảo vệ quyền lợi của họ khi xảy ra tranh chấp liên quan đến vấn đề BHXH.

Đại diện người sử dụng lao động cần phải chủ động:

- Tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi chính sách BHXH;

- Tuyên truyền để người sử dụng lao động hiểu được các lợi ích khi họ tham gia BHXH cho người lao động. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm họ phải tham gia đóng BHXH cho người lao động. Các mức xử phạt nếu họ không chấp hành chính sách BHXH.

- Đại diện người sử dụng lao động cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH nhằm cải tiến quy trình, thủ tục tham gia BHXH nhằm tạo điều kiện cho cả người lao động và người sử dụng lao động trong việc tham gia quan hệ BHXH.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội luôn là một chính sách quan trọng của mỗi Quốc gia. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, BHXH ngày càng khẳng định được vai trò trụ cột cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong hệ thống An sinh xã hội. Trong đó, nghiệp vụ thu và chi trả BHXH luôn là hai nghiệp vụ chính, có ảnh hưởng lớn và quyết định đến toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam cũng như BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước. Do đó, việc quản lý tốt thu – chi BHXH là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với cơ quan BHXH các cấp, trong đó có BHXH thành phố Uông Bí. Nhờ vậy, giai đoạn 2016 - 2018, công tác thu và quản lý thu ở BHXH thành phố Uông Bí đã đạt được nhiều kết quả tốt, đóng góp không nhỏ vào sự lớn mạnh và phát triển chung cả về quy mô và chất lượng phục vụ của toàn ngành BHXH. Từ kết quả nghiên cứu luận văn rút ra những kết luận sau:

1.Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về kết quả thu BHXH nói

chung và kết quả thu BHXH khối DNNQD nói riêng: Khái niệm, vai trò, nội dung của thu BHXH, DNNQD. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH khối DNNQD. Thông qua tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn về BHXH của một số địa phương rút ra những kinh nghiệm cho nghiên cứu tại địa bàn thành phố Uông Bí.

2. Qua kết quả kết quả thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn thành phố Uông

Bí, luận văn có nhận xét như sau: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Uông Bí, đội ngũ DNNQD trên địa bàn thành phố Uông Bí ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí cũng chịu tác động nặng nề của suy thoái kinh tế gây tác động tiêu cực đến công tác thu nộp BHXH, ngoài ra DNNQD đa phần có số lao động ít, trình độ chuyên môn thấp, nhiều doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, nhiều lao động không được ký hợp đồng lao động, hiểu biết của chủ doanh nghiệp và người lao động về pháp luật BHXH chưa cao đã tác động xấu đến công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH của BHXH thành phố Uông Bí. Qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 BHXH thành phố Uông Bí đã hoàn thành khá tốt công tác thu BHXH

theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao. Kết quả thu của BHXH thành phố Uông Bí qua các năm đều tăng, đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là tình hình trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH xảy ra ở khắp mọi nơi nó đang ngày càng trở lên nhức nhối, phức tạp. Cơ quan BHXH thành phố đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhưng hiệu quả chưa cao. Đặc biệt tình hình nợ đọng BHXH ở khối DNNQD đang rất bức xúc, cá biệt có một số doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, thường xuyên né tránh cơ quan BHXH, đã thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng lại sử dụng vào mục đích khác.

3. Để nâng cao kết quả thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn thành phố Uông

Bí cần thực hiện các nhóm giải pháp về chính sách BHXH: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH; khắc phục nợ đọng tiền đóng BHXH; nhóm giải pháp cho cơ quan BHXH: như cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ, tăng cường công tác kiểm tra thanh tra gắn xử phạt với khen thưởng kịp thời, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin; Nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động: Các doanh nghiệp cần phải có nhận thức đúng và nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Luật BHXH góp phần cho người lao động yên tâm làm việc từ đó họ sẽ tâm huyết, tận tâm với doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2011), Hướng dẫn thu BHXH bắt buộc, Quyết định số 1947/QĐ-BHXH.

2. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2017), Công văn số 3546/BHXH-QLT ngày 20/12/2017 của BHXH tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh một số nội dung về đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2018;

3. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2017), Công văn số 3585/BHXH-QLT ngày 22/12/2017 của BHXH tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai một số nội dung về thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2018.

4. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2017), Văn bản số 1498/BHXH-QLT ngày 12/6/2017 của BHXH tỉnh Quảng Ninh về việc Thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP;

5. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2017), Thông báo số 1391/BHXH-QLT ngày 30/5/2017 của BHXH tỉnh Quảng Ninh về việc thông báo mức đóng BHXH bắt buộc và quỹ BHTNLĐ, BNN từ 01/06/2017;

6. BHXH tỉnh Quảng Ninh (2018), Công văn số 1448/BHXH-PQLT ngày 19/6/2018 của BHXH tỉnh Quảng Ninh về việc thu BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm TNLĐ-BNN theo nghị định 72/2018/NĐ-CP.

7. BHXH thành phố Uông Bí, 2016-2018. Báo cáo quản lý thu BHXH các năm 2016-2018. Hà Nội, tháng 3 năm 2019.

8. BHXH thành phố Uông Bí, 2016-2018. Báo cáo tổng kết công tác cuối năm từ 2016-2018. Hà Nội, tháng 12 năm 2018.

9. BHXH Việt Nam (2011), Hướng dẫn thu BHXH bắt buộc, Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007; số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/2/2008 và Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011. Hà Nội, tháng 10 năm 2011.

10. BHXH Việt Nam (2014), Quyết định 1018/QĐ-BHXH ngày 01/01/2014 của BHXH Việt Nam về việc sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH, BHYT.

11. BHXH Việt Nam (2015), Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/11/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

12. BHXH Việt Nam (2015): Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015

quy định về quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.

13. Nguyễn Thị Bình (2015), “Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư

nhân tại Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân.

14. Bộ Chính trị (2012), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Hà Nội, tháng 11 năm 2012.

15. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 58/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

16. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

17. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 03/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/01/2015của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH;

18. Chính phủ (2014), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008, Nghị

định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014. Hà Nội, tháng 1 năm 2014.

19. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

20. Chính phủ (2017), Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về việc Quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

21. Lê Hoàng Diễm (2018), “Hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc đối với

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, luận văn Thạc

22. Nguyễn Dương, 2010. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH

tại BHXH Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh doanh

và Công nghệ Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XII. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

25. Nguyễn Văn Định, 2008. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

26. Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”.

Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Lao động xã hội.

27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

28. Nguyễn Thị Mai(2018), BHXH thị xã Từ Sơn, kỷ niệm 15 năm ngày thành

lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tạp chí BHXH Việt Nam, Số

chuyên đề tháng 6.

29. Cao Thị Lan Mây (2014), Hoàn thiện công tác thu BHXH khối ngoài quốc

doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Lê Phan Nam (2012), “Hải Dương từng bước đưa Luật BHXH, BHYT vào

cuộc sống”, Tạp chí BHXH số 10, Tr.21-24.

31. Lê Minh Quang (2015): “Tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã

Sơn Tây, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ.

32. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 33. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13 34. Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13

35. Đỗ Văn Sinh, 2005. Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

36. Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh, 2013. Biểu luỹ kế doanh nghiệp đăng

37. Sở LĐTB&XH Quảng Ninh, 2018. Báo cáo tổng kết năm 2018. Quảng

Ninh, tháng 12 năm 2018.

38. Phạm Đỗ Nhật Tân, 2007. Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt

buộc khi thực hiện Luật BHXH”. Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

39.Trần Ngọc Tuấn (2013), “Hoàn thiện công tác thu BHXH khu vực kinh tế

tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.

40. Bùi Thị Thanh Thanh (2011), “Quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp tại

BHXH tỉnh Phú Thọ”, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

41. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm

2020, Quyết định số 1215/QĐ-TTg.

42. Tổng cục thống kê, 2018. Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động và việc

làm năm 2017.

43. Trần Quốc Túy, 2000. Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực DNNQD ở

Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

44.UBND Thành phố Uông Bí, 2016. Đề án phát triển thị trường lao động thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Quyết định số

1463/QĐ-UB ngày 24/03/2016. Quảng Ninh, tháng 4 năm 2016.

45.UBND Thành phố Uông Bí, 2016 - 2018, Báo cáo tỉnh hình Kinh tế - xã hội thành phố.

46. Nguyễn Hữu Vinh (2010), Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và

trốn đóng BHXH ở Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 93)