Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tổng công ty đông bắc (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án, tuy nhiên có thể biểu hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau đây

o Phản ánh chi phí: Tổng số vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư (xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác).

o Phản ánh kết quả: Kết quả xây dựng đo đếm được: m2 xây dựng, năng lực phục vụ, công suất máy móc thiết bị.

o Kết quả sử dụng: Doanh thu năm, lợi nhuận năm, sản phẩm năm...

o Số lao động thu nhận được sau khi công trình hoàn thành: Có thể tính theo công thức sau:

Tổng số chỗ làm việc mới: 𝑍𝑐 = 𝑍𝑙𝑡+ 𝑍𝐿𝑔 + 𝑍𝑘𝑔+ 𝑍𝑘𝑡 Trong đó:

Zc: Tổng số chỗ làm việc được tạo ra cho lao động lành nghề và không lành nghề.

𝑍𝑙𝑡: Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra cho dự án.

𝑍𝐿𝑔: Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra trong các dự án liên quan.

𝑍𝑘𝑔: Chỗ làm việc cho lao động không lành nghề được tạo ra trong các dự án có liên quan.

24

o Phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản Hệ số sử dụng vốn đầu tư:

𝐻𝑆 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ã𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑚ớ𝑖 đư𝑎 𝑣à𝑜 𝑠ữ 𝑑ụ𝑛𝑔 Tổng số vốn đầu tư

Hệ số sử dụng công suất:

𝐶𝑆 = Công suất thực tế

Công suất thiết kế (hoặc công suất xây dựng)

Lợi nhuận vốn:

𝑁 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế Doanh thu hàng năm

Hệ số huy động tài sản cố định: hệ số huy động TSCĐ XDCB là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ XDCB được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm.

𝐻ệ 𝑠ố ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐶𝐷 𝑋𝐷𝐶𝐵 ()

=𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑇𝑆𝐶𝐷 𝑋𝐷𝐶𝐵 ℎ𝑜à𝑛 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 ∗ 100 Tổng mức vốn đầu tư XDCB trong năm

Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCD XDCB hình thành trong năm từ tổng mức đầu tư XDCB trong năm để đầu tự tạo ra tài sản công trình đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trể về thời gian thực hiện đầu tư kể từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy, chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quả đầu tư của vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCD XDCB) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB của năm đó.

25

Chỉ tiêu hệ số huy động TSCD XDCB (%) hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ảnh mực độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB được tập trung hay phân tán. Hệ số này cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.

o Chỉ tiêu thời hạn đầu tư - chỉ tiêu thời hạn đầu tư còn được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng công thức sau

Trong đó:

E: Là hiệu quả đầu tư.

△t: Thời hạn đầu tư được rút ngắn so với thời gian dự kiến. T: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.

Ví dụ: Một dự án đầu tư thực hiện trong 36 tháng, nhưng nhà đầu tư đã áp dụng nhiều biện pháp và rút ngắn được 06 tháng và nếu dự án có thời hạn thu hồi vốn là 10 năm (120 tháng) thì hiệu quả đầu tư do rút ngắn thời gian là: E = (6/120) x 100 = 5%). Nghĩa là thời gian rút ngắn được 5% so với dự kiến.

Thường khi tính toán về hiệu quả thời gian, người ta thường hay nói đến khái niệm” độ trễ đầu tư “tức là công trình không hoàn thành đúng tiến độ, kéo dài, chậm thanh toán khối lượng hoàn thành. Tình trạng này đang diễn ra phổ biến đối với việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, việc thực hiện vẫn phân tán, dàn trải, không cân đối đủ nguồn vốn cho dự án dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, công trình chậm đưa vào sử dụng, giảm hiệu quả sử dụng khai thác. Theo số liệu thống kê năm 2018, hiện có khoảng 960 dự án nhóm B và C thực hiện quá thời hạn qui định, trong đó 230 dự án đã quá thời gian thực hiện 4 năm và 730 dự án nhóm C đã quá thời hạn thực hiện 2 năm. Đáng lưu ý có một số ngành, địa phương bố trí vốn dành cho nhóm C chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

26

Đây là những chỉ tiêu để tính toán lượng hoá và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tuy vậy cũng phải xem xét đến những tác động không lượng hoá hoặc lượng hoá khó, ít, khác của dự án như:

o Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. Như khi xây dựng xong một cây cầu thì dung lượng xe và lượng hàng hoá lưu thông sẽ tăng lên.

o Tác động đến môi trường: Có tác động tích cực, tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực phải có giải pháp khắc phục. Ví dụ, khi xây dựng một nhà máy thuỷ điện, một bến phà, một nhà máy hoá chất, một bệnh viện...

Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao

động, trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Khi một nhà máy có công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng, lao động có trình độ tăng cao, lao động giản đơn giảm và những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác.

Tận dụng khai thác tài nguyên, chuyển giao công nghệ mới, tác động đến các ngành khác và các vùng kinh tế, mở rộng thị trường mới, kinh tế địa phương yếu kém

được phát triển lên, xây dựng kinh tế vùng sâu, vùng xa...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tổng công ty đông bắc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)