Khái niệm hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng đại lý

Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, bản chất đại lý là một quan hệ hợp đồng, đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Luật thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa chính xác về hợp đồng đại lý, tuy nhiên quan hệ đại lý thương mại

8Nguyễn Thị Vân Anh,“Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động trung gian thương mại”,Tạp chí Luật học

số1, năm 2006, tr.4, 5,6

19

giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Hợp đồng đại lý là hợp đồng thương mại. Theo đó hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thực hiện công việc đại lý nhằm mục đích sinh lời.

Như đã trình bày ở trên, hoạt động đại lý là hoạt động đại diện cho thương nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng để hưởng thù lao. Đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua hợp đồng đại lý. Luật thương mại 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý mà chỉ quy định khái niệm đại lý thương mại nói chung tại Điều 166: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.

Từ các khái niệm trên, có thể khẳng định “Hợp đồng đại lý” là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)