Vi phạm, xử lý vi phạm hợp đồng đại lý và giải quyết tranh chấp về hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 65 - 73)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.5. Vi phạm, xử lý vi phạm hợp đồng đại lý và giải quyết tranh chấp về hợp

hợp đồng đại lý

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện hành, vi phạm hợp đồng đại lý bao gồm: vi phạm về chủ thể giao kết; vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý.

Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng:

Theo điều 292 Luật thương mại năm 2005, khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý bằng các biện pháp sau:

* Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng hoá khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm. Cơ sở thực tiễn của chế tài này chính là mục đích kí kết hợp đồng thương mại, các bên khi tham gia kí kết hợp đồng đều mong muốn quyền và nghĩa vụ đã cam kết được thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ nhằm đạt được lợi ích kinh tế cho cả hai bên.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi

58

tham gia vào quan hệ hợp đồng, mục đích của các bên là quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và thiện chí chứ không phải xuất phát từ mục đích nhằm đạt được lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường thiệt hại bởi trong kinh doanh, thời cơ và uy tín là điều tối quan trọng. Khi đó, việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là không thể thiếu.

Thực tiễn xét xử tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn - Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng C và bị đơn - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại N tại Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là một ví dụ về việc Toà án tuyên xử buộc bị đơn phải thực hiện đúng hợp đồng.

Nội dung vụ án như sau: Ngày 01/01/2013 Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng C (sau đây gọi tắt là Công ty C) và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại N. (sau đây gọi tắt là Công ty N.) ký kết với nhau hợp đồng đại lý bán hàng, tiêu thụ các sản phẩm gạch ốp lát mang nhãn hiệu C.CPC do Công ty Cổ phần Gốm sứ và xây dựng C sản xuất, Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty C (bên giao đại lý) đã thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giao đầy đủ chủng loại, số lượng sản phẩm cho Công ty N. (bên đại lý) bán.

Sau khi hết hạn của hợp đồng ngày 31/12/2013 và thực hiện xong hợp đồng, phía Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại N không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền hàng như nội dung thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết. Công ty C đã nhiều lần gửi văn bản, liên lạc qua điện thoại, trực tiếp làm việc với Công ty N để yêu cầu thanh toán số tiền hàng còn nợ. Hai bên đã tiến hành đối chiếu xác nhận số lượng hàng hoá phía Công ty C đã giao cho Công ty N, chiết khấu khuyến mãi, số tiền bên đại lý đã trả, số tiền còn nợ nhưng Công ty N vẫn cố tình trì hoãn, từ chối trả nợ. Vì vậy Công ty CP Gốm sứ và Xây dựng C khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại N phải trả cho Công ty C số tiền 67.057.024 đồng, không yêu cầu tính tiền lãi trên nợ gốc theo quy định của pháp luật và phạt vi phạm hợp đồng như thoả thuận.

Hội đồng xét xử đã áp dụng các Điều 166, 167, 168, 172, 175, 176 Luật Thương mại 2005, xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc Công ty

59

TNHH Xây dựng và Thương Mại N. phải trả cho Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng C số tiền 58.057.024 đồng (năm mươi tám triệu không trăm năm mươi bảy ngàn không trămhai mươi bốn đồng)26.

Như vậy, quy định về việc buộc thực hiện đúng hợp đồng đại lý đã được áp dụng trong thực tiễn và được cơ quan xét xử công nhận. Chế tài này khi áp dụng trong thực tế đã bảo vệ được quyền cùa bên giao đại lý.

* Phạt vi phạm: Phạt vi phạm hợp đồng đại lý được quy định theo Điều 300 Luật thương mại 2005. Theo đó phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này (Điều 301 Luật thương mại 2005).

Trong thực tiễn áp dụng, quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là những chế tài được áp dụng phổ biến và được các bên thoả thuận cụ thể trong các hợp đồng đại lý.

Ví dụ, trong vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn là Công ty P và bị đơn là Công ty R tại Toà án nhân dân quận 3 Tp.Hồ Chí Minh thì quy định phạt vi phạm hợp đồng đã được áp dụng trong quá trình xét xử.

Nội dung vụ án như sau: Ngày 01/04/2013 Công ty P (Viet Nam) và Công ty R đã ký hợp đồng đại lý phân phối hàng hóa số 01/2015/HĐĐ, theo đó thì Công ty R là đại lý phân phối cho Công ty P (VietNam) trong việc tiêu thụ và bán máy điều hòa nhiệt độ các loại mang nhãn hiệu P do tập đoàn P sản xuất. Quá trình thực hiện hợp đồng của các bên như sau : Từ ngày 02/04/2015 đến ngày 09/09/2015, Công ty P (Việt Nam) đã xuất bán hàng cho Công ty R với tổng giá trị là: 38.383.878.177

26 Bản án số 02/2015/KDTM-ST ngày 17/3/2015 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân Tp.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

60

đồng, về phía Công ty R đã thanh toán cho Công ty P (Việt Nam) tổng cộng là: 38.384.076.219 đồng. Số tiền mà Công ty R thanh toán thừa là 198.042 đồng.

Tuy nhiên đối với các đơn hàng mà Công ty R đã đặt mua từ ngày 15/09/2015 đến hết ngày 25/09/2015 với tổng giá trị là 3.740.254.985 đồng, Công ty R chỉ mới thanh toán cho Công ty P (Việt Nam) tổng cộng là 220.000.000 đồng.

Như vậy, sau khi đã cấn trừ khoản tiền mua thừa đợt trước, cho đến thời điểm hiện nay Công ty R còn nợ Công ty P (Việt Nam) số tiền nợ gốc là 3.520.056.943 đồng.

Vào các ngày 27/10/2015, 01/12/2015,15/12/2015, Công ty P (Việt Nam) đã có công văn đề nghị thanh toán nợ gửi trực tiếp đến địa chỉ trụ sở của Công ty R, tuy nhiên cho đến thời điếm hiện nay Công ty P (Việt Nam) vẫn không nhận được bất kì phản hồi nào từ phía Công ty R, cũng như không nhận được bất kì khoản thanh toán nào, theo yêu cầu trong thư đã gửi. Do đó, Công ty P (Việt Nam) quyết định đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án.

Sau khi xem xét nội dung vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty P (Việt Nam).

Buộc Công ty R có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty P (Việt Nam) tổng số tiền gốc, lãi và tiền phạt vi phạm là 4.815.437.898 đồng (Bằng chữ : Bốn tỷ, tám trăm mười lăm triệu, bốn trăm ba mươi bảy nghìn, tám trăm chín mươi tám đồng). Thực hiện việc trả tiền ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày đến hạn thi hành án và Công ty P (Việt Nam) có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty R không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Công ty R còn phải chịu thêm tiền lãi theo lãi suất theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại.

Như vậy, căn cứ vào Hợp đồng đại lý phân phân phối hàng hóa số 01/2015/HĐĐL ngày 01/04/2013 đã ký giữa Công ty P và Công ty R và căn cứ vào các thông báo đề nghị thanh toán công nợ lần 1 ngày 27/10/2015; lần 2 ngày 01/12/2015; lần 3 ngày 15/12/2015 thể hiện Công ty P (Việt Nam) đã thông báo cho Công ty R số tiền chưa thanh toán. Tuy nhiên Công ty R không có phản hồi gì. Do đó, buộc Công ty R có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho Công ty P. Trong đó, về

61

tiền lãi chậm thanh toán, mà nguyên đơn yêu cầu là 0,9%/tháng trên tổng số dư nợ tính từ ngày nhắc nợ 27/10/2015 đến ngày 26/6/2018 tương đương số tiền 1.013.776.400 đồng , là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán tại Điều 306 Luật Thương mại nên có căn cứ để chấp nhận.

Về tiền phạt vi phạm hợp đồng do chậm thanh toán, căn cứ vào Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và quy định về mức phạt vi phạm tại Điều 301 Luật thương mại thì việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng là 8% trên tổng số tiền vi phạm tương đương số tiền 281.604.555 đồng là có căn cứ chấp nhận27.

Thực tiễn xét xử cho thấy Toà án đã công nhận yêu cầu của bên giao đại lý phạt vi phạm hợp đồng đối với bên đại lý về vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng đại lý đã thoả thuận với mức phạt là 8% giá trị vi phạm. Như vậy, quy định phạt vi phạm hợp đồng là chế tài áp dụng đối với bên đại lý khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đại lý và bảo vệ quyền lợi của bên giao đại lý trong quá trình thực hiện hợp đồng đã giao kết.

* Bồi thường thiệt hại : Theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” .

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi pham hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng : là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tạm ngừng trong những trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi

27 Bản án số 679/2018/KDTM-ST ngày 27/6/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân

quận 3 Tp.Hồ Chí Minh

62

phạm mà các bên đã đề thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

* Đình chỉ thực hiện hợp đồng : là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đinh chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản những nghĩa vụ hợp đồng.

* Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hai trường hợp: huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng và huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng là việc loại bỏ hoàn toàn tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bội hợp đồng. Huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ừng dịch vụ đó thì bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đó.

* Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng đại lý:

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấp trên cơ sỏ xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng đại lý.

Tranh chấp hợp đồng đại lý đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm hợp đồng.

63

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

Quyết định giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

Tranh chấp hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng theo các phương thức sau đây: - Phương thức thương lượng, hòa giải:

+ Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.

+ Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

+ Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)