Thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 59)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.4. Thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng đại lý

2.1.4.1. Thực hiện hợp đồng đại lý

- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý.

Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.

52

- Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý.

Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong Điều 324 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể bao gồm các biện pháp sau:

* Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực.

* Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý.

Việc dùng tài sản thế chấp làm điều kiện bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý được áp dụng nhiều trong thực tiễn giao kết loại hợp đồng này.

Ví dụ, tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý và hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty M và Hộ kinh doanh Đ tại Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương là một ví dụ về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý.

Theo đó, Ngày 14/9/2013, Công ty M, đại diện là ông Vũ Quốc E – Giám đốc chi nhánh (gọi là bên giao đại lý) và hộ kinh doanh Đ, đại diện là ông Tạ Đức A, chủ hộ (gọi là bên đại lý) ký Hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm số 225/MW-HĐ với nội dung cơ bản: Bên giao đại lý đồng ý giao sản phẩm của mình gồm các loại hàng: Mì chính, bột canh, tương ướt, bột chiên, hạt nêm các loại… cho hộ kinh doanh Đ làm đại lý nhằm tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Việt Nam.

Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đại lý, ngày 17/9/2013 tại Phòng Công chứng V, bà Tạ Thị G với Công ty M ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 0611/MW-TC, nội dung: Bà G đồng ý dùng tài sản là 100m2 đất của mình tại Khu dân cư S, phường H, thị xã L, tỉnh Hải Dương theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt: GCNQSDĐ) số AM804842 do UBND huyện L cấp ngày 29/12/2008 mang tên Tạ Thị G để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của đại lý Hộ kinh doanh Đ với bên giao đại lý; Bên nhận thế chấp có toàn quyền xử lý tài sản thế

53

chấp (viết tắt: TSTC) để thu hồi nợ khi đại lý không thể hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký.

Quá trình thực hiện hợp đồng, bên giao đại lý đã giao đầy đủ hàng hóa theo đúng yêu cầu đặt hàng của bên đại lý, xuất hóa đơn VAT đầy đủ. Nhưng ông A đã liên tục nợ tiền hàng không thanh toán, Công ty đã phải gia hạn trả nợ nhiều lần. Do không trả nợ nên Công ty M khởi kiện yêu cầu ông A đại diện Hộ kinh doanh Đ có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền trên đồng thời chịu lãi từ ngày 01/01/2015 đến khi xét xử sơ thẩm theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán là 10%/năm. Trường hợp, Hộ kinh doanh Đ không thanh toán trả nợ thì Công ty được quyền yêu cầu phát mại tài sản thế chấp liên quan đến bà Tạ Thị G theo pháp luật.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã căn cứ vào các Điều 168, Điều 172, Điều 173, Điều 174, Điều 175, Điều 176, 306 Luật Thương mại; các Điều 343, 348, 349, 350, 351, 355, 521 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 468, 357, điểm c khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và tuyên xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty M. Buộc hộ kinh doanh Đ có nghĩa vụ trả khoản nợ tiền hàng cho Công ty M 2.947.381.598đ, tiền lãi: 420.001.876đ, tổng: 3.367.383.474đ.

- Không chấp nhận yêu cầu của Bà Tạ Thị G về việc yêu cầu tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 0611/MW-TC ngày 17/9/2013 vô hiệu.

- Về xử lý tài sản thế chấp: Khi án có hiệu lực pháp luật nếu hộ kinh doanh Đ không trả nợ đối với Công ty M thì Công ty có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp liên quan đến bà G theo quy định. Tiền thu được từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí theo quy định được dùng để thanh toán nợ cho Công ty M. Nếu không đủ để thanh toán nợ thì hộ kinh doanh Đ nghĩa có nghĩa vụ trả hết số tiền còn lại cho đến khi trả hết khoản nợ.

Sau khi có Bản án sơ thẩm, bà Tạ Thị G đã kháng cáo và tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử tuyên như sau: Căn cứ vào các Điều 168, 172, 173, 174, 175, 176 và 306 Luật Thương mại; các Điều 343, 348, 349, 350, 351, 355 Bộ luật Dân sự

54

năm 2005; Điều 468, 357, điểm c khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 tuyên xử:

- Không chấp nhận kháng cáo của bà Tạ Thị G. Giữ nguyên bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2017/KDTM- ST ngày 20/9/2017 của TAND thị xã L.

- Không chấp nhận yêu cầu của bà Tạ Thị G về yêu cầu tuyên bố Hợp đồng thế chấp số 0611/MW-TC ngày 17/9/2013 giữa Công ty M chi nhánh Hà Nội và Tạ Thị G vô hiệu.

Xét nội dung bà G nêu để cho rằng hợp đồng thế chấp bị vô hiệu, Hội đồng xét xử thấy: Hợp đồng soạn thảo theo mẫu có điền tên các bên giao kết bằng viết tay không trái với quy định của pháp luật; tài sản cố định là đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người thế chấp nhằm bảo đảm nghĩa vụ thanh toán liên quan đến thực hiện Hợp đồng đại lý không buộc phải định giá tài sản, không buộc phải bảo đảm nghĩa vụ đối với khoản tiền cụ thể. Nội dung này bản án sơ thẩm đã tuyên đánh giá đúng bản chất vụ án25.

Như vậy, trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý thông qua hình thức thế chấp tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất là hợp pháp và được pháp luật công nhận.

* Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh.

* Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

* Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình thức khác như là: kí cược, kí quỹ, phạt vi phạm và các hình thức khác theo thoả thuận của các bên.

25Bản án số 01/2018/KDTM-PT ngày 04/01/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý và hợp đồng thế chấp

tài sản tại Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương

55

2.1.4.2. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý

Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng đại lý. Nhưng trong Bộ luật dân sự 2015 có quy định khá cụ thể và chi tiết về các trường hợp này.

* Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến thống nhất các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới.

Việc sửa đổi hợp đồng đại lý phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng, tức là sửa đổi bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

* Chấm dứt hợp đồng đại lý

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.

Hợp đồng đại lý được chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng đại lý đã hoàn thành. - Theo thoả thuận của các bên.

- Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính pháp nhân hay chủ thể đó thực hiện.

- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt.

56

Chủ thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý: Bên giao đại lý và bên đại lý đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 177 Luật Thương mại 2005, nếu không có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý được chấm dứt khi có yêu cầu của bên giao đại lý hoặc bên đại lý về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Yêu cầu này phải được thể hiện bằng văn bản và thông báo cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

Trường hợp bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý:

Bên giao đại lý nếu nhận thấy trường hợp tiếp tục hợp đồng là không có lợi cho mình thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý và phải thực hiện việc thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 177 Luật Thương mại 2005. Quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do trong quan hệ đại lý tạo điều kiện cho các bên tự do, chủ động trong việc duy trì quan hệ đại lý. Việc quy định về thời hạn báo trước nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên, giúp các bên có sự chuẩn bị để đưa ra những kế hoạch kinh doanh khác, hạn chế sự gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động thương mại của các bên.

Khi bên giao đại lý thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý, bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường theo quy định của pháp luật thương mại. Cụ thể, khoản bồi thường sẽ được xác định như sau:

+ Trường hợp thời gian đại lý dưới 1 năm: Khoản bồi thường bằng một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian đại lý.

+ Trường hợp thời gian đại lý từ 1 năm trở lên: Khoản bồi thường bằng một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm làm đại lý.

* Huỷ bỏ hợp đồng.

Các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu một bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vị phạm hợp là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

57

Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại

2.1.5. Vi phạm, xử lý vi phạm hợp đồng đại lý và giải quyết tranh chấp về hợp đồng đại lý hợp đồng đại lý

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện hành, vi phạm hợp đồng đại lý bao gồm: vi phạm về chủ thể giao kết; vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý.

Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng:

Theo điều 292 Luật thương mại năm 2005, khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý bằng các biện pháp sau:

* Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng hoá khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm. Cơ sở thực tiễn của chế tài này chính là mục đích kí kết hợp đồng thương mại, các bên khi tham gia kí kết hợp đồng đều mong muốn quyền và nghĩa vụ đã cam kết được thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ nhằm đạt được lợi ích kinh tế cho cả hai bên.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi

58

tham gia vào quan hệ hợp đồng, mục đích của các bên là quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và thiện chí chứ không phải xuất phát từ mục đích nhằm đạt được lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường thiệt hại bởi trong kinh doanh, thời cơ và uy tín là điều tối quan trọng. Khi đó, việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là không thể thiếu.

Thực tiễn xét xử tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn - Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng C và bị đơn - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại N tại Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là một ví dụ về việc Toà án tuyên xử buộc bị đơn phải thực hiện đúng hợp đồng.

Nội dung vụ án như sau: Ngày 01/01/2013 Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 59)