Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng đại lý

Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng đại lý. Nhưng trong Bộ luật Dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về các trường hợp này.

* Sửa đổi hợp đồng đại lý:

26

Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng, các bên có thể tự do sửa đổi hợp đồng, nếu như hợp đồng chưa thực hiện hoặc chỉ mới thực hiện được một phần.

Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết.

Hợp đồng giao kết theo hình thức nào, thì khi sửa đổi tuân theo hình thức đó. Thực tế của việc sửa đổi hợp đồng là việc thay thế hợp đồng này bằng hợp đồng khác. Do đó, nó đòi hỏi các bên phải tuân thủ mọi điều kiện của giao kết hợp đồng. Đối với các hợp đồng do các bên thỏa thuận về hình thức giao kết hợp đồng thì khi sửa đổi hợp đồng cũng tuân theo hình thức đã thỏa thuận. Đối với loại hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì hợp đồng sau khi được sửa đổi cũng phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép mới có hiệu lực thi hành. Nếu không thực hiện đúng quy định này, trong trường hợp có tranh chấp Tòa án sẽ căn cứ và bản hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép.

Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi có hiệu lực, các bên thực hiện hợp đồng theo những nội dung của hợp đồng không bị sửa đổi và những nội dung sửa đổi mới, và cũng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng.

Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hợp đồng đại lý được giao kết bằng hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến thống nhất các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới.

* Chấm dứt hợp đồng đại lý:

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách

27

nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.

Như vậy, hợp đồng đại lý được chấm dứt khi các bên đã đã hoàn thành hợp đồng, theo thoả thuận của các bên, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại, do một bên đơn phương chấm dứt và các trường hợp cụ thể khác theo quy định pháp luật về đại lý.

* Huỷ bỏ hợp đồng đại lý

Huỷ bỏ hợp đồng là việc một bên vi phạm những thoả thuận được nêu trong hợp đồng và đó là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do pháp luật quy định. Theo đó, các bên cùng thống nhất huỷ bỏ việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên trong trường hợp việc thực hiện này không còn phù hợp với lợi ích của các bên. Trong một số trường hợp khác, huỷ bỏ hợp đồng được thực hiện theo ý chí của một bên khi có những hành vi vi phạm hợp đồng.

Các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng đại lý trong các trường hợp sau: nếu một bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 33 - 35)