7. Kết cấu của Luận văn
2.1.2. Về giao kết hợp đồng đại lý
Bản chất của quá trình giao kết hợp đồng là quá trình tuyên bố ý chí của các bên để đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định từ Điều 385 đến Điều 408 về vấn đề giao kết hợp đồng. Đây là những quy định có tính kế thừa Bộ luật Dân sự 2005, nhưng đã được bổ sung và sửa đổi để hoàn thiện đầy đủ chế định hợp đồng trong giao dịch dân sự. Những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng như: điều kiện cần đáp ứng để một thông tin được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, điều kiện, thủ tục thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng, …
Giao kết hợp đồng đại lý được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
37
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh13. Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng đại lý là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng đại lý.
Đề nghị giao kết hợp đồng đại lý có thể do bên giao đại lý hoặc bên đại lý thực hiện. Bộ luật Dân sự 2015 quy định nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, thì hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên. Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản. Do vậy, hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng đại lý cũng phải phù hợp với hình thức chung của hợp đồng, nghĩa là phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Theo đó, các hình thức giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật14.
Pháp luật Việt Nam quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong đề nghị, hoặc bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời diểm nhận được đề nghị. Như vậy, đối với mọi quan hệ hợp đồng mà bên đề nghị hướng tới, bên đề nghị đều có thể hủy ngang lời đề nghị của mình dù trong đề nghị có quy định thời hạn có hiệu lực hay không.
Pháp luật các nước có quy định khác với Việt Nam về quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng và những trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc tự do rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Ví dụ: pháp luật Hoa Kỳ quy định người đề
13 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015
14 Khoản 15, Điều 3 LTM 2005
38
nghị được quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị vào bất cứ thời điểm nào trước khi người được đề nghị chấp nhận đề nghị, nhưng không được rút lại đề nghị nếu đã hứa trước một thời hạn để đề nghị này có hiệu lực và đã nhận được của người nhận một nghĩa vụ đối ứng như là một sự trả giá cho việc giữ lời hứa trên15.
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: Đây là thời điểm phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị; kể từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì bên đề nghị phải chịu mọi sự ràng buộc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm về nội dung của lời đề nghị, không được giao kết hợp đồng với người thứ ba nếu bên được đề nghị biết đến lời đề nghị và có thời hạn cho việc trả lời. Có thể thấy, việc xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới vấn đề chịu trách nhiệm về đề nghị của bên đề nghị về đề nghị của mình khi bên được đề nghị biết đến lời đề nghị.
Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực; theo đó thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định. Đối với trường hợp này, bên đề nghị đã nêu thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị. Trong trường hợp này, thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên đề nghị.
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Đề nghị giao kết hợp đồng đại lý được coi là đã nhận được trong các trường hợp sau đây:
15Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2002), Bước đầutìmhiểuphápluậtthươngmạiMỹ, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, tr.182-183
39
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; - Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác16.
Trong quá trình đề nghị giao kết hợp đồng đại lý, bên đề nghị có quyền thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Bởi pháp luật luôn tôn trọng sự thoả thuận, tự do ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng. Cụ thể như sau:
Khi bên đề nghị đã tỏ ý chí của bản thân thông qua đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đề nghị buộc phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình, đặc biệt là khi bên được đề nghị đã biết đến đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng có điều khoản về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng để tạo sự linh động của pháp luật, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho bên đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật quy định bên đề nghị có thể huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc đề nghị huỷ bỏ giao kết hợp đồng không được áp dụng một cách tuỳ tiện. Điều 390 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ba điều kiện để bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng của mình, đó là: Quyền huỷ bỏ đề nghị phải được bên đề nghị nêu rõ trong lời đề nghị. Bên đề nghị phải thông báo cho bên được đề nghị về việc huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo huỷ bỏ đề nghị chỉ có hiệu lực
16 Khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015
40
khi bên được đề nghị nhận được thông báo này trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Hợp đồng chỉ được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết17. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng. Ngoài ra, theo Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương18. Căn cứ theo các quy định này, thì thời điểm giao kết hợp đồng đại lý là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản và từ thời điểm này hợp đồng chính thức có hiệu lực và các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau theo cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng.
Ngoài quy định tại Bộ luật Dân sự thì Luật thương mại 2005 cũng quy định về việc bên đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó19.