7. Kết cấu của Luận văn
2.1. Quy định và thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng đại lý
2.1.1. Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc bên giao đại lý và bên đại lý khi tham gia quan hệ đại lý mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để sự thỏa thuận của các bên có thể hình thành một quan hệ hợp đồng thì thỏa thuận đó phải phù hợp với các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Luật Thương mại 2005 không quy định các điều kiện để một hợp đồng được giao kết giữa bên đại lý và bên giao đại lý có hiệu lực trên thực tế. Do đó, để xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đại lý, phải áp dụng các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, điều kiện hiệu lực của hợp đồng đại lý được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Chủ thể của hợp đồng đại lý có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Trong quan hệ hợp đồng đại lý, chủ thể tham gia hợp đồng phải là các thương nhân. Hơn thế, như phần trên đã trình bày, bên giao đại lý phải là thương nhân có đăng ký doanh nghiệp để thực hiện hoạt động mua bán loại hàng hóa các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, còn bên đại lý phải là thương nhân có đăng ký doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đại lý mua bán hàng hóa. Nếu các bên ký kết hợp đồng thông qua người đại diện, thì đại diện của các bên ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cá nhân người đại diện cũng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ thể tham gia hợp đồng đại lý hoàn toàn tự nguyện. Tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc
32
không thống nhất cũng không thể có tự nguyện10. Chính vì vậy, vi phạm sự tự nguyện của các chủ thể là vi phạm pháp luật.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng đại lý không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được xã hội thừa nhận, tôn trọng. Với quy định này của Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa là tổ chức, cá nhân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và hợp đồng chỉ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu chứng minh được pháp luật có quy định cấm mà các bên vẫn thỏa thuận vi phạm.
Ngoài ra, hình thức của hợp đồng đại lý cũng phải thoả mãn quy định của pháp luật. Đối với hợp đồng đại lý bắt buộc phải lập thành văn bản, trường hợp khác các bên có thể thỏa thuận hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương mà không bị coi là vô hiệu.
Quy định của pháp luật Việt Nam có sự tương đồng với quy định của các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa. Ví dụ: Điều 1108 Bộ luật Dân sự của Pháp quy định: “Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn bốn điều kiện chủ yếu sau đây: các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng; đối tượng của hợp đồng phải xác định, căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp”11. Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật của các nước theo truyền thống luật Anh-Mỹ có sự khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Ví dụ: theo quy của pháp luật Singapore, để hợp đồng thực sự có hiệu lực, cần có các điều kiện sau: (i) Hợp đồng phải có đủ điều khoản thỏa thuận, hoặc chí ít có những điều khoản cơ bản của thỏa thuận để theo đó, thẩm phán có thể đưa ra phỏng đoán về sự tồn tại của thỏa thuận dựa trên việc xem xét hành vi của các bên, cách thức
10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáotrình LuậtDânsự ViệtNam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.146
11 Bộ Tư pháp Việt Nam và Tổ chức hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu luật tổng hợp Bộ Tư pháp, Trung tâm
Luật Dân sự, Thương mại quốc tế của Nhật Bản (1999), TàiliệuhộithảovềLuậtDânsựvàthươngmạiViệt
Nam–NhậtBản, tr.699
33
giao dịch trước đây của các bên, thói quen thương mại hoặc các tiêu chuẩn hợp lý. Sự thỏa thuận chưa hoàn chỉnh không thể đưa đến sự ra đời của một hợp đồng có hiệu lực. (ii) Hợp đồng phải nghĩa vụ đối ứng (consideration) hoặc được ghi nhận trong một văn bản có đóng dấu của các bên. Nghĩa vụ đối ứng (consideration) thì không được coi là hợp đồng và không có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Tuy nhiên, bên cạnh việc có nghĩa vụ đối ứng, pháp luật hợp động của Singapore cũng công nhận hiệu lực của cam kết nếu cam kết đó được thể hiện bằng văn bản có chứng thực của các bên. (iii) Pháp luật Singapore quy định bắt buộc các bên phải có ý định giao kết hợp đồng thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực ràng buộc các bên. Nếu không có ý định giao kết hợp đồng, sự thỏa thuận dù có nghĩa vụ đối ứng cũng không thể có hiệu lực.
Theo Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định:
“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Như vậy, chủ thể của hợp đồng đại lý có ba bên chủ thể là bên giao đại lý và bên đại lý và khách hàng (bên thứ ba). Bên giao đại lý và Bên đại lý theo điều 167 luật thương mại 2005 quy định:
“1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.”
Theo quy định trên thì điều kiện chủ thể của bên đại lý, bên giao địa lý trong hợp đồng đại lý phải đảm bảo điều kiện là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ
34
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh12.
Ngoài thương nhân Việt Nam với nhau, thì thương nhân Việt Nam có thể ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài có thể được thương nhân Việt Nam thuê làm đại lý bán hàng tại nước ngoài các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép.
Bên thứ ba (khách hàng) là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ, tiêu dùng hàng hoá do bên đại lý cung cấp.
Nguyên tắc chung về điều kiện về chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực theo quy định của pháp luật là các bên ký kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong hoạt động đại lý, bên đại lý vừa là một bên chủ thể của hợp đồng đại lý vừa là một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nên để đảm bảo năng lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng nói trên thì bên đại lý vừa phải đăng ký kinh doanh ngành nghề đại lý vừa phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với loại hàng hóa, dịch vụ mà mình làm đại lý.
Vậy bên đại lý và bên giao đại lý được thành lập hợp pháp, có đăng kí kinh doanh đúng theo ngành nghề mình kinh doanh.
Ngoài điều kiện về chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực, người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của công ty (được ghi trong điều lệ) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật của công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên) ủy quyền để ký kết hợp đồng này.
Tóm lại, hợp đồng đại lý có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện: Chủ thể giao kết hợp đồng là thương nhân, tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, nội dung hợp đồng không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội và hình thức hợp đồng đại lý phải là văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương . Khi hợp đồng đại lý có
12 Khoản 1 điều 6 luật thương mại 2005
35
hiệu lực các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo thoả thuận tại hợp đồng.
Nếu hợp đồng đại lý không thoả mãn các điều kiện trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Pháp luật có quy định cụ thể về các trường hợp hợp đồng đại lý vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu như sau:
*Các trường hợp hợp đồng đại lý vô hiệu và xử lý hậu quả vô hiệu
Luật thương mại 2005 không quy định các trường hợp hợp đồng đại lý vô hiệu nhưng Bộ luật Dân sự 2015 quy định rất cụ thể các trường hợp giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu và việc xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu với việc phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu hoàn toàn và giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (từ Điều 123 đến Điều 133). Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu gồm: giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
Hợp đồng đại lý vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên từ thời điểm ký kết.
* Xử lý hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa bị vô hiệu toàn bộ
- Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện;
- Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện thì các bên phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về tài sản;
- Nếu nội dung việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong thì các bên bị xử lý về tài sản.
* Hợp đồng đại lý bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi hoặc hủy bỏ nội dung trái pháp luật. Nếu nội dung vô hiệu đã được thực hiện xong phải bị xử lý về tài sản.
36
* Nguyên tắc về xử lý tài sản:
- Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước;
- Thiệt hại phát sinh các bên phải chịu, bên ngay tình có thể yêu cầu bên có lỗi làm HĐ vô hiệu bồi thường các thiệt hại phát sinh.
* Về trách nhiệm tài sản của cá nhân người ký hợp đồng vô hiệu
Để bảo vệ quyền lợi cho người ký hợp vô hiệu và hạn chế hành vi ký hợp đồng không đúng thẩm quyền, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ người nào có lỗi trong việc xác lập giao dịch không đúng thẩm quyền, không đúng phạm vi ủy quyền đều phải bồi thường các thiệt hại về tài sản cho bên ngay tình (Điều 142, Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015). Cơ sở để quy định trách nhiệm tài sản của người ký hợp đồng vô hiệu là: Có hành vi cố ý của người ký hợp đồng vô hiệu; Có thiệt hại xảy ra do hợp đồng bị vô hiệu và bên bị thiệt hại ngay tình trong việc tham gia quan hệ hợp đồng vô hiệu. Đối với trường hợp mà các bên biết hoặc phải biết, hoặc chấp nhận việc vượt quá thẩm quyền nhưng vẫn tham gia giao dịch thì không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.1.2. Về giao kết hợp đồng đại lý
Bản chất của quá trình giao kết hợp đồng là quá trình tuyên bố ý chí của các bên để đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định từ Điều 385 đến Điều 408 về vấn đề giao kết hợp đồng. Đây là những quy định có tính kế thừa Bộ luật Dân sự 2005, nhưng đã được bổ sung và sửa đổi để hoàn thiện đầy đủ chế định hợp đồng trong giao dịch dân sự. Những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng như: điều kiện cần đáp ứng để một thông tin được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, điều kiện, thủ tục thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng, …
Giao kết hợp đồng đại lý được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
37
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh13. Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng đại lý là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng đại lý.
Đề nghị giao kết hợp đồng đại lý có thể do bên giao đại lý hoặc bên đại lý thực hiện. Bộ luật Dân sự 2015 quy định nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, thì hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên. Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản. Do vậy, hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng đại lý cũng phải phù hợp với hình thức chung của hợp đồng, nghĩa là phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Theo đó, các hình thức giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật14.
Pháp luật Việt Nam quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay