Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 54 - 59)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

*Quyền của bên đại lý:

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:

- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật thương mại 2005.

Như vậy, bên đại lý được quyền ký kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý trong trường hợp pháp luật không có quy định khác và các bên không có thoả thuận khác - quy định này liên quan đến điều khoản không cạnh tranh (non - competition) mà các bên thường sử dụng trong hợp đồng đại lý, theo đó các bên có thể thoả thuận “trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý hoặc một thời gian sau khi chấm dứt quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không được ký hợp đồng đại lý với các đối thủ cạnh tranh của bên giao đại lý” để bảo vệ lợi ích của bên giao đại lý.

- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý

- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

Song song với những nghĩa vụ phải thực hiện, bên đại lý có quyền cơ bản nhất là quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang

47

lại. Theo Điều 171 Luật thương mại 2005, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Giá trong hợp đồng đại lý gồm giá mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý (giá giao đại lý) và giá mà bên đại lý bán cho khách hàng. Giá giao đại lý thường do bên giao đại lý ấn định trong bảng báo giá cập nhật cho bên đại lý trong từng khoảng thời gian cụ thể. Giá bán hàng hoá cho khách hàng có thể được xác định theo 3 cách: do bên giao đại lý ấn định (đối với đại lý hoa hồng); do bên giao đại lý ấn định mức giá trần hoặc do bên đại lý quyết định (đối với đại lý bao tiêu).

+ Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

+ Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

*Nghĩa vụ của bên đại lý:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.

Bên đại lý phải thực hiện việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo giá bên giao đại lý ấn định. Ví dụ công ty A có nghĩa vụ bán hàng cho khách hàng theo giá hàng hóa do bên giao đại lý – công ty B ấn định nghĩa là công ty B có quyền ấn định giá bán hàng hóa cho bên đại lý bán hàng – công ty A và A có nghĩa vụ bán đúng giá cho bên thứ ba theo đúng giá đã được bên giao đại lý ấn định. A có nghĩa vụ tuân thủ mà không được tự ý nâng hoặc giảm giá bán hàng hóa mà B đã thông báo trước. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa theo đúng giá tối đa hoặc gia tối thiểu đã thỏa thuận với bên giao đại lý.

48

- Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên đại lý, theo đó bên đại lý phải thực hiện việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo đúng các thỏa thuận về thời gian, địa điểm, số lượng hàng (bán hoặc mua) với bên giao đại lý.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.

Sau khi thực hiện dịch vụ đại lý, bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng (đối với đại lý bán), tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ hoặc giao hàng mua (đối với đại lý mua). Để tạo cơ sở pháp lý cho bên đại lý thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Điều 176 Luật thương mại 2005 quy định: Việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trên thực tế, trong hợp đồng đại lý các bên thường thỏa thuận bên đại lý bán hàng phải thanh toán tiền bán hàng sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận hàng không phụ thuộc việc hàng hóa đó có bán được hay không, do đó nếu tình hình kinh doanh của bên đại lý gặp khó khăn, hàng chưa bán được dẫn đến bên đại lý thanh toán không đúng hạn và tranh chấp giữa hai bên rất dễ phát sinh.

Trong thực tế, việc bên đại lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xảy ra khá phổ biến và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp hợp đồng đại lý.

Ví dụ, tại vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới ( gọi tắt là công ty Thời Đại Mới) với Ông Lê Văn Nhã – Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương ( gọi tắt là DNTN Đăng Khoa – Đá Hoa Cương) tại Toà án nhân dân Tp.Cà Mau là một ví dụ điển hình về vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng đại lý.

Nội dung vụ án như sau: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới và ông Lê Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương đã ký kết hợp đồng đại lý số 01/DNTHDK/TMD010616 ngày 01/7/2016,

49

bán máy lọc nước FujiE cho công ty Thời Đại Mới tại khu vực tỉnh Cà Mau. Sau khi hoàn tất việc ký hợp đồng, công ty Thời Đại Mới đã bàn giao máy lọc nước FujiE cho DNTN Đăng Khoa – Đá Hoa Cương theo đúng tiến độ cam kết tại hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, việc bàn giao máy móc được lập thành biên bản bàn giao thiết bị có chữ ký xác nhận của đại diện đại diện có thẩm quyền của hai bên. Theo hợp đồng đã ký kết hai bên thỏa thuận thanh toán công nợ theo hình thức thanh toán trước 70% tổng số tiền đơn hàng, công nợ 30% còn lại thanh toán nốt trong 15 ngày kể từ ngày giao hàng. Sau khi ký hợp đồng công ty thời đại mới đã thực hiện việc giao hàng đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên bên phía ông Nhã đã không thực hiện đúng nội dung thanh toán cho công ty Thời Đại Mới theo hợp đồng đã thỏa thuận. Sau khi phát sinh công nợ phía ông Nhã đã có văn bản cam kết sẽ thanh toán công nợ trong thời gian đến hết ngày 20/01/2017 nhưng đến nay vẫn không thực hiện, tính đến hết ngày 09/6/2017 thì DNTN Đăng Khoa – Đá Hoa Cương còn nợ công ty Thời Đại Mới số tiền 113.850.000đ. Nay công ty Thời Đại Mới yêu cầu ông La Văn Nhã chủ DNTN Đăng Khoa – Đá Hoa Cương thanh toán số tiền nêu trên và tiền lãi phát sinh theo ngân hàng nhà nước quy định từ ngày 20/01/2017 đến ngày 29/9/2017, với số tiền lãi là 23.000.000đ.

Hội đồng xét xử thấy rằng việc giao dịch của các đương sự là có thật xảy ra, các chứng cứ được thể hiện tại hợp đồng số 01/DNTNDK/TMD010616 ngày 01/7/2016 và biên bản thu hồi công nợ ngày 06/12/2016. Xét thấy số tiền mà đôi bên còn nợ với nhau là phù hợp nên không cần phải điều chỉnh. Tại phiên Tòa người đại diện công ty Thời đại mới yêu cầu ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương thanh toán số nợ 113.850.000đ là có căn cứ nên được chấp nhận.

Đối với số tiền lãi, tại phiên Tòa nguyên đơn yêu cầu ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương thanh toán số tiền lãi từ ngày 20/01/2017 đến ngày 29/9/2017, với số tiền là 23.000.000đ. Hội đồng xét xử xét thấy việc yêu cầu tính lãi của nguyên đơn là có căn cứ nên chấp nhận. Tuy nhiên, số tiền lãi mà nguyên đơn yêu cầu là cao hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luât dân sự 2015, do đó cần được điều chỉnh như sau : 113.850.000đ x 8 tháng 09

50

ngày x 1,66% = 15.686.253đ. Số tiền lãi nguyên đơn không được chấp nhận là 7.288.848đ.

Như vậy, ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương phải có trách nhiệm thanh toán cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới tổng số tiền vốn và lãi là 129.536.253đ.

Căn cứ Điều 168,169,175,176 luật thương mại 2005; Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án chấp nhận yêu cầu của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới. Buộc ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương thanh toán cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới tổng số tiền vốn và lãi 129.561.152đ.

Không chấp nhận yêu cầu của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới yêu cầu ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương số tiền lãi chênh lệch là 7.288.848đ24.

Kể từ ngày Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương không thi hành khoản tiền nêu trên thì còn phải chịu thêm khoản lãi phát sinh theo mức lãi suất được quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tại thời điểm thanh toán tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành.

Như vậy, thực tiễn xét xử cho thấy Toà án đã công nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý của ông La Văn Nhã chủ doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa – Đá Hoa Cương và buộc ông Nhã phải thanh toán cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới số tiền đã vi phạm và áp dụng lãi phạt chậm trả căn cứ các quy định Điều 168,169,175,176 luật thương mại 2005; Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như trên. Việc bên đại lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán là vi phạm nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng đại lý và đã được Toà án công nhận trong thực tiễn xét xử.

24 Bản án số 14/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 về việc tranh chấp hợp đồng đại lý tại Toà án nhân dân Tp.Cà Mau, tỉnh Cà Mau

51

- Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý.

Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý bên đại lý có sự lệ thuộc chặt chẽ vào bên giao đại lý, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và phải thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý. Bên cạnh đó, bên đại lý còn có những nghĩa vụ đối với bên giao đại lý theo quy định của luật thương mại hoặc luật chuyên ngành, ví dụ như bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao với đại lý mua, ghi tên thương mại, biển hiệu của bên giao đại lý và tên hàng hóa đại lý tại địa điểm mua bán hàng…

- Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 54 - 59)