Đặc điểm của hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý là công cụ pháp lý để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bởi vậy, hợp đồng đại lý có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 thì “hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, còn bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Trong quan hệ hợp đồng đại lý, lợi ích giữa bên đại lý được hưởng chính là thù lao đại lý, mà xét dưới khía cạnh pháp lý thì khoản tiền này chính là thù lao dịch vụ mà bên giao đại lý phải thanh toán cho bên đại lý do sử dụng dịch vụ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên đại lý. Theo đó, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo

20

đức xã hội. Cụ thể ở đây, đó là việc bên đại lý nhận sự ủy quyền của bên giao đại lý trong việc định đoạt hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên giao đại lý. Hợp đồng đại lý được xác lập trên cơ sở có đề nghị giao kết và có chấp nhận đề nghị giao kết hay thỏa thuận được tạo ra và xác định bởi nghĩa vụ về công việc mua, bán hàng hóa có điều kiện giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Đối tượng, công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba, cùng các thỏa thuận về thời hạn, thù lao…đối với bên đại lý là các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng dịch vụ.

Tuy mang đặc điểm của hợp đồng dịch vụ trong dân sự (hợp đồng dịch vụ dân sự trong thương mại) nhưng về bản chất hợp đồng đại lý có những dấu hiệu của hợp đồng ủy quyền. Bên đại lý, thực thể cung ứng dịch vụ trung gian thương mại chuyên nghiệp được thuê thực hiện công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhân danh chính mình cho bên thuê và được trả thù lao theo thỏa thuận. Yếu tố ủy quyền thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện công việc của bên đại lý (người thụ ủy) trong phạm vi được ủy quyền và được nhận thù lao theo thỏa thuận. Mặc dù vậy, ủy quyền trong dân sự là hành vi giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã trao cho mình trong khi đại lý thương mại là hành vi giao cho người khác làm thay công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình. Do đó, về tư cách chủ thể khi thực hiện hành vi, bên được ủy quyền hay bên nhận đại diện thực hiện công việc được ủy quyền nhân danh bên chủ ủy, bên giao đại diện; bên đại lý thực hiện công việc được giao nhân danh chính mình. Về phạm vi, bên được ủy quyền có thể được ủy quyền thực hiện một hoặc một số hành vi trong khi đại lý thương mại thu hẹp trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Về năng lực pháp lý, bên được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền có thể là cá nhân, thương nhân hay tổ chức tùy thuộc vào hành vi được ủy quyền. Trong khi đó, các chủ thể tham gia hợp đồng đại lý gồm bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân. Như vậy, về cơ bản Hợp đồng đại lý mang bản chất của hợp đồng dịch vụ, mang tính chất song vụ, ưng thuận và có đền bù.

Thứ hai, chủ thể của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải là các thương nhân. Điều 167, Luật thương mại 2005 quy định: “Bên giao đại thương nhân giao hàng hoá cho đại bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại mua. Bên

21

đại thươngnhân nhận hàng hoá để làm đại bán, nhận tiền mua hàng để làm đại mua”. Như vậy, trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân. Bên giao đại lý là thương nhân chuyên kinh doanh hoạt động mua, bán hàng hóa, giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua. Bên đại lý cũng phải là thương nhân có ngành nghề kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa nhận đại lý.

Đề thực hiện hoạt động dịch vụ trung gian thương mại, bên trung gian phải có những điều kiện nhất định để có thể được bên thuê dịch vụ tin tưởng ủy nhiệm thực hiện công việc vì lợi ích của họ. Điều 6, Luật Thương mại 2005 đã quy định bên trung gian phải là thương nhân. Theo điều này, thương nhân phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh9.

Thứ ba, bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng. Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý cho phép phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng đại diện cho thương nhân. Bên đại lý tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng nhưng không vì lợi ích bản thân mình mà vì lợi ích của bên giao đại lý. Mục đích mà họ nhằm tới là khoản thù lao họ nhận được từ bên thuê dịch vụ khi họ hoàn tất công việc của mình. Nghĩa vụ trả thù lao của bên thuê dịch vụ và quyền được hưởng thù lao của bên thực hiện dịch vụ là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động đại lý so với giao dịch dân sự và các giao dịch thương mại khác.

Thứ tư, trong quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ mà là nhận ủy nhiệm quyền mua, bán hàng hóa của bên giao đại lý. Bên giao đại lý hoàn toàn không chuyển quyền sở hữu hàng hóa (trong trường hợp đại lý bán) hoặc tiền (trong trường hợp đại lý mua). Cơ sở để bên đại lý bán hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý là sự ủy nhiệm quyền mua, bán hàng

9 Điều 6 Luật Thương mại 2005

22

hóa của bên giao đại lý. Đặc điểm này làm cho hợp đồng đại lý hoàn toàn khác với hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là các hợp đồng “mua sỉ bán lẻ”. Đặc trưng nổi bật của hợp đồng mua bán hàng hóa là có sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán cho người mua và kể từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu thì rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Với hợp đồng đại lý bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt với hàng hóa của mình và phải chịu rủi ro đối với hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của hàng hóa.

Thứ năm, để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý vừa phải thực hiện các hành vi pháp lý (giao kết hợp đồng với khách hàng), vừa phải thực hiện các hành vi thực tế (nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường hợp đại lý bán, hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng; nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên đại lý trong trường hợp đại lý mua hàng). Đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, trong đó bên được ủy thác chủ yếu thực hiện các hành vi pháp lý (bên được ủy thác chỉ sử dụng danh nghĩa của mình ký hợp đồng với khách hàng; còn việc giao hàng, thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp giữa bên ủy thác với khách hàng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng đại lý (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)