Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 30 - 31)

8. Bố cục của luận văn

1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế

Do có liên quan đến hai hay nhiều quốc gia nên hợp đồng thương mại quốc tế có hai đặc điểm quan trọng, đó là có xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử liên quan đến hợp đồng.

Hợp đồng thương mại quốc tế gắn liền với vấn đề xung đột pháp luật vì chủ thể có quốc tịch khác nhau hoặc việc xác lập, thực hiện, chấm dứt ở các quốc gia khác nhau nên về nguyên tắc các hệ thống pháp luật của các quốc gia có liên quan đều có thể được áp dụng.

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài gắn liền với vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử vì khi một tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau thì về nguyên tắc tòa án của tất cả các quốc gia có liên quan đều có thẩm quyền xét xử.

Do hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng phát sinh giữa các chủ thể tư (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng), nhưng do có tính chất thương mại nên không giống như các lĩnh vực khác của đời sống dân sự như hôn nhân, thừa kế,… hợp đồng thương mại quốc tế là lĩnh vực trong đó các chủ thể được quyền tự do định đoạt rộng hơn so với các quan hệ dân sự khác như đã liệt kê. Cụ thể hơn, quyền tự do định đoạt của các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế được mở rộng sang cả việc lựa chọn một hoặc nhiều hệ thống pháp luật mà mình cho là phù hợp

22

để điều chỉnh hợp đồng, điều mà các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, thừa kế9… không được hưởng. Tương tự, các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế cũng được quyền tự mình giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử bằng cách thỏa thuận lựa chọn tòa án của một quốc gia hoặc trọng tài thương mại để giải quyết. Hiện nay, trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế, các bên thường lựa chọn trọng tài thương mại thay vì tòa án quốc gia để giải quyết tranh chấp của mình. Lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế cũng là lĩnh vực trong đó ghi nhận các nỗ lực lớn của thế giới hài hòa hóa và thống nhất hóa các quy phạm thực chất và hoặc quy phạm xung đột. CISG, Công ước La Hay năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Nghị định Rome I10 và Nghị định Rome I-bis11 là những ví dụ điển hình. Liên quan đến Việt Nam, hiện nay mới chỉ có 17 hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quy định về thẩm quyền xét xử các quan hệ dân sự nói chung12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 30 - 31)