Pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 41)

8. Bố cục của luận văn

2.1.Pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp

hợp đồng thương mại quốc tế

Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế có bản chất là một quyền dân sự xuất phát từ nguyên tắc tự do định đoạt. Tuy nhiên, cũng giống như mọi quyền dân sự khác, đây không phải là một quyền tuyệt đối mà có những giới hạn nhất định.

2.1.1. Quyền và giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế

2.1.1.1. Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế

33

Trong các quan hệ tư pháp quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ hợp đồng, việc cho phép các bên tự do lựa chọn pháp luật áp dụng là một quy định rất quan trọng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới (Nguyễn Thị Hồng Trinh, 2010), trong các điều ước quốc tế, cũng như trong các đạo luật quốc gia.

Trong lĩnh vực hợp đồng, trên bình diện quốc tế, điều 3 Nghị định Rome năm 2008 của EU về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng quy định: “Hợp đồng

được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Bộ nguyên tắc La Hay về thỏa

thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế năm 2010, Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế năm 1994… cũng có quy định tương tự. Ở phạm vi quốc gia, Điều 58 Bộ luật tư pháp quốc tế của Cộng hòa Dominica năm 2014 quy định: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên lựa chọn. Thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng nằm trong hợp đồng, hoặc trong một văn bản riêng quy dẫn đến hợp đồng, hoặc có thể được suy ra từ hành

vi rõ ràng của các bên”. Nhiều quốc gia cũng có quy định tương tự18.

Trong lĩnh vực trách nhiệm ngoài hợp đồng, Điều 14 Nghị định Rome năm 2007 của EU về luật áp dụng cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng quy định: “Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng: a) bằng một thỏa thuận sau khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại; hoặc b) trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, bằng một thỏa thuận trước khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại”.

Nhiều quốc gia có các đạo luật về TPQT cũng có những quy định tương tự (Symeon C. Symeonides 2013, tr. 807).

Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế đã được quy định trong Luật Thương mại năm 2005, theo đó “các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương

mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

18 Điều 29, Luật TPQT Venezuela năm 1998; Điều 62, Bộ luật TPQT Tunisie; Điều 2.637 BLDS Roumania, Điều 38 Luật TPQT CH Monténégro ngày 23 tháng 12 năm 2013…

34

Hợp đồng thương mại quốc tế là một loại “giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài” nên các bên được quyền lựa chọn pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.

Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, như Bộ luật hàng hải, Luật đầu tư. Cụ thể, trong lĩnh vận tải quốc tế, Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng (khoản 2 Điều 5 Bộ luật hàng hải năm 2015). Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, các bên ký kết hợp đồng PPP có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các hợp đồng sau đây: a) Hợp đồng dự án mà một bên ký kết là nhà đầu tư nước ngoài; b) Các hợp đồng được Chính phủ bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện (Điều 37 Nghị định số 15/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, từ nay gọi tắt là Nghị định 15).

Ngoài ra, BLDS năm 2015 với tư cách là một đạo luật nền tảng của các quan hệ tư cũng có quy định cho phép các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ của mình bằng hai nhóm quy định. Nhóm quy định thứ nhất đặt ra nguyên tắc cơ bản theo đó, “pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn

của các bên” (khoản 2 Điều 664). Nhóm thứ hai bao gồm các quy định cho từng

lĩnh vực chuyên biệt. Cụ thể, liên quan đến hợp đồng, theo khoản 1 Điều 683, các

bên “được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng…”. Như vậy,

cứ hợp đồng có yếu tố nước ngoài là các bên được quyền tự do lựa chọn pháp luật mà không cần phân biệt đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung cấp dịch vụ.

35

2.1.1.2. Các giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế

Pháp luật Việt Nam có những quy định giới hạn quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế. Khảo cứu các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế có thể thấy có hai loại giới hạn. Loại giới hạn thứ nhất liên quan đến phạm vi của quyền chọn. Loại giới hạn thứ hai liên quan đến hậu quả pháp lý của của quyền chọn. Cụ thể:

a) Giới hạn về nội dung của quyền chọn

Theo Luật thương mại 2005, các bên chỉ được chọn “pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế” (khoản 2 Điều 5). Quy định này không nhắc tới điều ước quốc tế, chẳng hạn như CISG, cũng như các bộ nguyên tắc.

Tương tự, trong lĩnh vực hàng hải, nội dung của quyền lựa chọn được giới hạn ở pháp luật nước ngoài và tập quán hàng hải quốc tế. (khoản 2 Điều 5 Bộ luật hàng hải 2015).

Trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư, theo Điều 37 Nghị định 15, các bên chỉ được quyền chọn “pháp luật nước ngoài”. Điều luật này không nhắc đến tập quán, cũng như điều ước quốc tế và các bộ nguyên tắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tế, mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định các bên được quyền lựa chọn điều ước quốc tế, nhưng không hiếm trường hợp các bên đã lựa chọn CISG làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng của mình. Tuy nhiên, việc thiếu vắng một quy định rõ ràng cho phép các bên lựa chọn có thể là nguồn gốc của sự mất an toàn pháp lý và có thể gây ra những tranh cãi trong thực tiễn tranh chấp.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi hợp đồng thương mại quốc tế có đối tượng là bất động sản, thì quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của các bên cũng bị giới hạn. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 683 BLDS năm 2015 “pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất

36

động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp

luật của nước nơi có bất động sản”. Liên quan đến hợp đồng xây dựng, cần lưu ý

là Điều 11 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (từ nay gọi gắt là Nghị định 37) quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng quy định hợp đồng xây dựng “phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các

quy định của Nghị định này”. Đây là một quy định chung, áp dụng cho mọi loại

hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 3 của Nghị định 37. Nói cách khác, theo Nghị Định 37, các bên không được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng xây dựng. Như vậy đã có sự mâu thuẫn giữa BLDS năm 2015 và Nghị định 37. Quy định trên của Nghị định 37 cũng mâu thuẫn với Nghị định 15 đã trích ở trên. Trong trường hợp này, sẽ phải áp dụng các quy định của BLDS, bởi khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. BLDS là “văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” so với Nghị định 37, nên các bên trong hợp đồng xây dựng vẫn có thể được lựa chọn pháp luật áp dụng và chỉ không được lựa chọn pháp luật áp dụng đối với “việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ”.

b) Giới hạn về hậu quả pháp lý của quyền chọn

Do hợp đồng thương mại quốc tế có mối quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau nên việc áp dụng một nguồn luật nước ngoài hoặc quốc tế có thể có hậu quả bất lợi đối với các quốc gia hữu quan. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng có thể có tác động xấu đến một bên yếu thế mà pháp luật của một quốc gia cụ thể tìm cách bảo vệ. Chính vì thế, pháp luật của mỗi nước đều có những quy định loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài thông qua hai nhóm quy định là: bảo lưu trật tự công cộng và áp dụng quy phạm mệnh lệnh bắt buộc.

37

Vấn đề này cũng được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều đạo luật khác nhau. Liên quan trực tiếp đến hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn sẽ không được áp dụng nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (khoản 2 Điều 5 Bộ Luật thương mại năm 2005). Tương tự, trong lĩnh vực hàng hải, pháp luật mà các bên lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (khoản 3 Điều 5 Bộ luật hàng hải năm 2015).

Ở đây, cần lưu ý là các văn bản pháp luật nước ngoài ban hành trước năm 2015 đều quy định rằng việc lựa chọn pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải bản thân việc lựa chọn trái (bởi chỉ được quyền chọn khi pháp luật cho phép chọn) và pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong tư pháp quốc tế, cách hiểu đúng phải là việc áp dụng pháp luật nước ngoài làm phát sinh hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, BLDS năm 2015 đã có quy định chung, theo đó pháp luật nước ngoài sẽ không được áp dụng nếu “hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (điểm a, khoản 1 Điều 670).

Về điểm này, cần lưu ý là nhiều nước trên thế giới sử dụng khái niệm “trật tự công cộng” và có xu hướng hạn chế áp dụng quy định này bằng cách bổ sung tiêu chí “rõ ràng trái với trật tự công”, chứ chỉ đơn thuần là “trái”. Cụ thể, Điều 21 Bộ luật tư pháp quốc tế năm 2004 của Bỉ quy định: “Việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài được luật này dẫn chiếu tới sẽ bị loại trừ trong trường hợp việc

áp dụng có thể gây hậu quả rõ ràng trái với trật tự công”. Tương tự, Điều 7 Luật

tư pháp quốc tế Ba Lan năm 2011 quy định: “Việc áp dụng các quy định của pháp luật nước ngoài bị loại trừ nếu dẫn tới hậu quả không phù hợp với các quy định

cơ bản về trật tự công của Ba Lan”. Điều 5, Luật về áp dụng luật cho các quan hệ

38

dân sự có yếu tố nước ngoài năm 2011 của Trung Quốc quy định: “Khi việc áp dụng luật nước ngoài ảnh hưởng tới lợi ích xã hội và lợi ích công của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được áp dụng”. Trên bình diện quốc tế, Nghị định Rome I của châu Âu năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng quy định tại Điều 21 rằng “việc áp dụng quy định của pháp luật được xác định theo Quy tắc này chỉ có thể bị loại trừ nếu việc áp

dụng này rõ ràng trái với trật tự công của nước Tòa án”. “Các nguyên tắc cơ bản”

và “trật tự công cộng” là những khái niệm có nội hàm rộng, thường được sử dụng để không áp dụng pháp luật nước ngoài, hoặc không công nhận quyết định dân sự nước ngoài19. Mặc dù pháp luật của nhiều nước sử dụng khái niệm “trật tự công”, nhưng không quốc gia nào định nghĩa thế nào là trật tự công. Một số ít quốc gia đưa ra tiêu chí để xác định trật tự công và trao quyền cho Tòa án xác định trật tự công tùy theo các hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, theo Điều 21 Bộ luật tư pháp quốc tế Bỉ năm 2004, “Việc xác định trái với trật tự công phải tính đến đặc biệt mức độ gắn bó của vụ việc với trật tự công của Bỉ và mức độ nghiêm trọng của hậu quả

mà việc áp dụng pháp luật nước ngoài này gây ra”.

Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất một định nghĩa về “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, đó là định nghĩa của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong Nghị quyết số 01/2014. Theo điểm đ khoản 2 Điều 14, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được hiểu là “các nguyên tắc xử sự cơ

bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam”.

Tuy nhiên, cách hiểu này chỉ áp dụng cho lĩnh vực trọng tài thương mại và chỉ được sử dụng làm căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại.

Ngoài lý do bảo lưu trật tự công, pháp luật của một số nước còn cho phép tòa án áp dụng quy phạm bắt buộc để không áp dụng pháp luật nước ngoài mà các bên

19 Về vấn đề này, xem thêm: Bùi Thị Thu, “Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế Việt Nam”, trong Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, sách chuyên khảo ấn hành nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Luật Hà Nội. Có thể xem được tại

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/01/25/4340-2/ (truy cập ngày 3/6/2018). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

đã lựa chọn. Được gọi với các tên khác nhau, tùy theo hệ thống tư pháp quốc tế: Quy phạm mệnh lệnh hay quy phạm cảnh bị (règles impératives hay lois de police

et de sûreté trong hệ thống pháp luật Pháp), quy phạm ưu tiên bắt buộc (madatory

rules tại một số quốc gia thuộc Common Lawoverriding mandatory provisions

tại Liên minh châu Âu), các quy phạm này đều có bản chất là được Tòa án áp dụng trực tiếp để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế, mà không cần tính đến pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng theo sự lựa chọn của các bên hay theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột.

Quy định về không áp dụng pháp luật nước ngoài do phải áp dụng quy phạm mệnh lệnh của nước tòa án đã được ghi nhận tại khá nhiều đạo luật và văn văn kiện quốc tế về tư pháp quốc tế20. Ở Việt Nam trước đây, mặc dù pháp luật không có quy định cho phép Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài vì cần phải áp dụng trực tiếp quy phạm bắt buộc của Việt Nam, nhưng trong thực tiễn xét xử, không ít trường hợp Tòa án đã áp dụng pháp luật thực chất của Việt Nam21, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 41)