8. Bố cục của luận văn
3.1.1. Về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
Khi các bên đã lựa chọn pháp luật nước ngoài thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ phải áp dụng pháp luật nước ngoài đó. Tuy nhiên, một bên trong tranh chấp phản đối việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó với lý do thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài đó bị vô hiệu. Khi đó, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ phải xem xét điều kiện hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Khi nói đến điều kiện hiệu lực của một thỏa thuận tức là nói đến việc tuân thủ các quy định pháp luật của thỏa thuận đó. Vấn đề đặt ra là thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng phải tuân theo các điều kiện của pháp luật nước nào, pháp luật của nước có tòa án xét xử (hay pháp luật của nước nơi có trung tâm trọng tài) hay pháp luật của nước mà các bên đã lựa chọn? Pháp luật Việt Nam chưa có quy định đối với trường hợp này.
Trên cơ sở khảo cứu pháp luật nước ngoài, các tác giả Ngô Quốc Chiến và Đinh Thị Tâm (2018), cho rằng khi tranh chấp được xét xử trước tòa án quốc gia thì nên xem xét điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật theo pháp
57
luật của nước mà quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu tới. Giải pháp này được coi là công bằng nhất cho các bên và phù hợp với tư pháp quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, tác giả luận văn cho rằng nên xem xét điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng theo pháp luật của nước tòa án. Giải pháp này tuy có nhược điểm là không tôn trọng ý chí của các chủ thể cũng như của các quy phạm xung đột, nhưng có ưu điểm là dễ áp dụng đối với tòa án, giúp cho tòa án nhanh chóng giải quyết được vụ việc, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế.