Điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 49)

8. Bố cục của luận văn

2.1.2. Điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng

Các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế đã nêu ở trên có quy định cho phép các bên được lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, nhưng không có quy định về điều kiện thực hiện quyền. Vì vậy, để xác định được các điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật áp đụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế cần phải áp dụng các quy định chung của BLDS theo nguyên tắc về áp dụng các văn bản pháp luật liên quan nêu tại khoản 3 Điều 4 Luật thương mại, theo đó “Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác

thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”.

BLDS năm 2015 không có quy định riêng về điều kiện hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật. Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng là một loại thỏa thuận hợp đồng, nên có thể khẳng định rằng nó phải tuân thủ các quy định chung về giao dịch dân sự. Tuy nhiên, xác định các điều kiện này theo hệ thống pháp luật nào?

Trong tư pháp quốc tế và thực tiễn xét xử của một số quốc gia trên thế giới, có ba khả năng.

Thứ nhất, căn cứ vào pháp luật của nước có tòa án xét xử vụ việc (lex fori),

nghĩa là tòa án được yêu cầu xét xử sẽ áp dụng các quy định thực chất của nước mình để xem xét thỏa thuận lựa chọn pháp luật của các bên có hiệu lực hay không. Tiêu biểu trong số các quốc gia này là Pháp và Mỹ. Giải pháp này có ưu điểm là dễ áp dụng và bảo vệ được trật tự công của nước có tòa án xét xử. Tuy nhiên, nó

41

lại không tôn trọng ý chí của các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc tế, vốn là một nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực luật tư, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng.

Thứ hai, căn cứ vào luật do chính các bên lựa chọn, nghĩa là tòa án có thẩm

quyền xét xử sẽ áp dụng pháp luật mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn để xem xét khả năng có hiệu lực của chính thỏa thuận đó. Giải pháp này có ưu điểm là tuyệt đối tôn trọng ý chí của các bên, nhưng có thể dẫn tới một nghịch lý.

Thứ ba, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật phải căn cứ

vào luật đáng được áp dụng nhất cho hợp đồng theo dẫn chiếu của quy phạm xung đột của nước có tòa án xét xử, hay còn gọi là lex causae.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Một số tác giả (Ngô Quốc Chiến, Đinh Thị Tâm, 2018) cho rằng khi tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng được đưa ra xét xử trước Tòa án Việt Nam thì cần phải xem xét điều kiện về nội dung của thỏa thuận lựa chọn pháp luật và điều kiện về hình thức của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Ngoài ra, thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng, dù được thể hiện dưới dạng là một điều khoản trong hợp đồng hay trong một văn bản riêng nhưng quy chiếu đến hợp đồng, thì cũng đều có thể được xem là một bộ phận của hợp đồng. Khi đó sẽ đặt ra vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng khi bản thân hợp đồng đó bị vô hiệu và xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung có chứa điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng.

2.1.2.1. Điều kiện về nội dung

Khi nghiên cứu điều kiện có hiệu lực về nội dung của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, cần xem xét các vấn đề về năng lực chủ thể của các bên trong thỏa thuận và nội dung của thỏa thuận.

a) Về năng lực của các bên trong thỏa thuận

42

Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng, dù là cho quan hệ hợp đồng, hay quan hệ ngoài hợp đồng, cũng đều là một dạng thỏa thuận dân sự, nên phải tuân theo các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo Điều 117 BLDS 2015, để có hiệu lực, thỏa thuận lựa chọn pháp luật phải đáp ứng được các điều kiện sau: “a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Ở đây cần nhấn mạnh rằng năng lực ký kết của chủ thể (tức năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân và năng lực pháp luật dân sự đối với pháp nhân) được xác định theo pháp luật mà chủ thể đó có quốc tịch. Khi các chủ thể xác lập hành vi, tức ký thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ của mình, trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam (Điều 674 và 676 BLDS 2015). Các quy định này không cho biết các chủ thể ngoài việc phải tuân theo pháp luật Việt Nam có còn phải tuân theo pháp luật mà mình có quốc tịch hay không. Lời văn của hai điều luật này dường như cho phép chúng ta hiểu rằng các chủ thể khi xác lập hành vi tại Việt Nam thì chỉ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, một thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng có thể bị vô hiệu nếu căn cứ vào pháp luật mà một bên có quốc tịch, nhưng có thể không vô hiệu tại Việt Nam nếu thỏa thuận đó được xác lập tại Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam về năng lực chủ thể.

Cần lưu ý rằng trong thực tiễn tranh chấp, khá thường xuyên doanh nghiệp Việt Nam xác định năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài dựa trên pháp luật Việt Nam và vì thế các lập luận của doanh nghiệp Việt Nam bị bác bỏ trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Vụ việc được phân tích dưới đây cho thấy điều này. Ngày 29/9/2010, một cty TNHH của Tây Ban Nha ký hợp đồng với một công ty của Việt Nam để mua cá. Sau đó hai bên có tranh chấp, Công ty của Việt Nam cho rằng Công ty của Tây Ban Nha không có tư cách pháp nhân nên hợp đồng vô hiệu.

43

Công ty của Tây Ban Nha là một pháp nhân độc lập được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Tây Ban Nha ngày 3/10/1994 (có Giấy chứng nhận thành lập và Điều lệ thành lập). Tuy nhiên, phải đến ngày 24/3/2011 nguyên đơn mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Ở đây, doanh nghiệp Việt Nam cho rằng công ty của Tây Ban Nha không có tư cách pháp nhân là vì đã dựa vào điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 (ứng với Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2014), theo đó công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 (cũng như BLDS năm 2015) đều quy định rằng “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài dược xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập”. Như vậy, việc xác định doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không không được xác định theo pháp luật Việt Nam, mà phải theo pháp luật của Tây Ban Nha, nơi doanh nghiệp đó đăng ký thành lập. Theo Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc, “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là căn cứ để xác định tư cách pháp nhân của nguyên đơn [Công ty của Tây Ban Nha]” và nguyên đơn có tư cách pháp nhân vì “Giấy chứng nhận thành lập và Điều lệ thành lập và hoạt động của Nguyên đơn (có Chứng nhận lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha ngày 14/12/2011, theo đó, Nguyên đơn là một pháp nhân độc lập được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật của Tây Ban Nha vào ngày 03/10/1994”.

b) Về nội dung của thỏa thuận

Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung và mục đích của thỏa thuận cũng như không cho biết các bên có thể lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ của mình hay không. Đây là điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước. Cụ thể, Điều 38 Luật tư pháp quốc tế Cộng hòa Monténégro ngày 23 tháng 12 năm 2013 quy định: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này phải rõ ràng hoặc được suy ra từ các quy định của hợp đồng hoặc các hoàn cảnh cụ thể. Các bên có

44

thể lựa chọn pháp luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần hợp đồng. {…} Sự tồn tại của thỏa thuận và hiệu lực của thỏa thuận về luật áp dụng được điều chỉnh bởi

điều 14, khoản 2, điều 44 và 45 của Luật này”. Khoản 1 Điều 3 Nghị định Rome

năm 2008 của Liên minh châu Âu về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng cũng có quy định tương tự.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, các bên được tự do thỏa thuận những gì pháp luật không cấm. Khảo sát pháp luật thực định Việt Nam, chúng tôi không thấy có bất kỳ quy định nào cấm các bên lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự của mình. Như vậy, việc các bên lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ của mình là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc lựa chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật có thể đặt ra các khó khăn về chứng minh pháp luật nước ngoài. Trong thực tế, việc tìm kiếm và chứng minh pháp luật nước ngoài chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Cần lưu ý là BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một quy định quan trọng, theo đó các bên không những có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đã chọn mà còn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp22. Ngoài ra, các hệ thống pháp luật khác nhau có thể có những quy định khác nhau, trong khi đó các nội dung của hợp đồng có thể có liên quan đến nhau và không thể áp dụng riêng rẽ từng hệ thống luật cho từng nội dung của hợp đồng. Sự khác nhau này có thể sẽ dẫn tới việc tòa án không áp dụng được đồng thời các hệ thống pháp luật nước ngoài mà các bên đã lựa chọn và khi đó sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết.

2.1.2.2. Điều kiện về hình thức

BLDS 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của thỏa thuận lựa chọn pháp luật mà chỉ có quy định về pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng. Cụ thể, khoản 7 Điều 683 quy định: “Hình thức của hợp đồng được xác

22Khoản 1, Điều 481, BLTTDS 2015.

45

định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó”. Thỏa thuận lựa chọn pháp luật

áp dụng là một dạng thỏa thuận hợp đồng nên có thể áp dụng quy định về hình thức của hợp đồng cho hình thức của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Khi đó, nếu các bên lựa chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng của mình, thì bản thân thỏa thuận lựa chọn pháp luật đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức. Theo Điều 119 BLDS 2015, “Giao dịch dân sự được

thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Như vậy, thỏa

thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoản 2 Điều 27 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình

thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Như vậy, thỏa thuận lựa chọn pháp

luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế cũng phải bằng văn bản nằm trong hợp đồng dưới dạng một điều khoản, hoặc trong một văn bản riêng. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế có đối tượng là mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với các hợp đồng thương mại quốc tế có đối tượng không phải là mua bán hàng hóa quốc tế thì, do Luật thương mại không có quy định, nên vẫn áp dụng các quy định của BLDS về hình thức của thỏa thuận.

2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế

2.2.1. Quyền và giới hạn của quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp chấp

Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế có thể được giải quyết bằng phương thức không mang tính tài phán và phương thức mang tính tài phán. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu phương thức mang tính tài phán, tức là tòa án quốc gia và trọng tài thương mại.

46

2.1.1.1. Quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế

Mặc dù có điểm chung là đều là phương thức mang tính tài phán, nhưng tòa án quốc gia và trọng tài thương mại là hai cơ chế giải quyết tranh chấp không giống nhau do tòa án quốc gia có tính chất công còn trọng tài thương mại có tính chất tư, nên pháp luật có những quy định không giống nhau về quyền lựa chọn hai cơ chế giải quyết tranh chấp này.

a) Quyền lựa chọn tòa án

Tại Việt Nam, khả năng các bên được lựa chọn tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự quốc tế nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng chưa được nêu thành một nguyên tắc chung trong pháp luật tố tụng dân sự. BLTTDS năm 2015 không có quy định về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, một số quy định của BLTTDS năm 2015 đã cho phép suy đoán quyền của các bên lựa chọn tòa án. Cụ thể, theo điểm c, khoản 1 Điều 470, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt xét xử các “Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên

đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam”. Tương tự, Điều 472 quy định tại khoản 1 rằng

Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng “các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài

giải quyết vụ việc đó” (điểm a). Những quy định này đã gián tiếp khẳng định khả

năng của các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam, hoặc tòa án nước ngoài giải quyết tranh chấp của mình. Tuy nhiên, các quy định này không cho biết trong các

47

trường hợp cụ thể nào các bên có thể lựa chọn tòa án. Để trả lời cho câu hỏi này cần phải tìm hiểu các điều ước quốc tế và các văn bản luật chuyên ngành.

Trong số 17 Hiệp định tương trợ tư pháp song phương, có một số Hiệp định có quy định trực tiếp hoặc gián tiếp quyền lựa chọn tòa án. Tuy nhiên, đây là một quyền bị giới hạn, ở chỗ các bên chỉ được lựa chọn hoặc tòa án nước ký kết này hoặc tòa án của nước ký kết kia, chứ không được lựa chọn tòa án của một nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 49)