Quyền và giới hạn của quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 54)

8. Bố cục của luận văn

2.2.1. Quyền và giới hạn của quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế

2.2.1. Quyền và giới hạn của quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp chấp

Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế có thể được giải quyết bằng phương thức không mang tính tài phán và phương thức mang tính tài phán. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu phương thức mang tính tài phán, tức là tòa án quốc gia và trọng tài thương mại.

46

2.1.1.1. Quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế

Mặc dù có điểm chung là đều là phương thức mang tính tài phán, nhưng tòa án quốc gia và trọng tài thương mại là hai cơ chế giải quyết tranh chấp không giống nhau do tòa án quốc gia có tính chất công còn trọng tài thương mại có tính chất tư, nên pháp luật có những quy định không giống nhau về quyền lựa chọn hai cơ chế giải quyết tranh chấp này.

a) Quyền lựa chọn tòa án

Tại Việt Nam, khả năng các bên được lựa chọn tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự quốc tế nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng chưa được nêu thành một nguyên tắc chung trong pháp luật tố tụng dân sự. BLTTDS năm 2015 không có quy định về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, một số quy định của BLTTDS năm 2015 đã cho phép suy đoán quyền của các bên lựa chọn tòa án. Cụ thể, theo điểm c, khoản 1 Điều 470, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt xét xử các “Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên

đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam”. Tương tự, Điều 472 quy định tại khoản 1 rằng

Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng “các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài

giải quyết vụ việc đó” (điểm a). Những quy định này đã gián tiếp khẳng định khả

năng của các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam, hoặc tòa án nước ngoài giải quyết tranh chấp của mình. Tuy nhiên, các quy định này không cho biết trong các

47

trường hợp cụ thể nào các bên có thể lựa chọn tòa án. Để trả lời cho câu hỏi này cần phải tìm hiểu các điều ước quốc tế và các văn bản luật chuyên ngành.

Trong số 17 Hiệp định tương trợ tư pháp song phương, có một số Hiệp định có quy định trực tiếp hoặc gián tiếp quyền lựa chọn tòa án. Tuy nhiên, đây là một quyền bị giới hạn, ở chỗ các bên chỉ được lựa chọn hoặc tòa án nước ký kết này hoặc tòa án của nước ký kết kia, chứ không được lựa chọn tòa án của một nước thứ ba. Cụ thể, khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998 quy định:

Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này [nghĩa vụ hợp đồng] thuộc thẩm

quyền giải quyết của Tòa án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tòa án mà Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn. Các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau nhằm thay

đổi thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu trên”.

Ngoài các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương, không thấy có điều ước quốc tế nào khác mà Việt Nam là thành viên có quy định trao quyền cho các bên lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp, ngoại trừ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Trung Quốc. Cụ thể, khoản 2 Điều 8 của Hiệp định quy định:

Nếu vụ tranh chấp liên quan đến việc bồi thường do bị tước quyền sở hữu không

giải quyết được trong thời gian 6 tháng, một trong hai Bên tranh chấp sẽ có quyền

đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền của Bên ký kết tiếp nhận đầu tư”. Các

Hiệp định thương mại, đầu tư khác cũng có quy định cho phép lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng cơ quan mà các bên được lựa chọn là trọng tài, chứ không phải tòa án. Trên bình diện đa phương, hiện nay có Công ước La Hay năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án, nhưng Việt Nam chưa tham gia Công ước này.

48

Trên bình diện quốc gia, hiện nay, hợp đồng thương mại quốc tế có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Cũng giống như đối với quyền lựa chọn pháp luật, quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Luật Thương mại với tư cách là một văn bản luật điều chỉnh trực tiếp các hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lại không có quy định về quyền của các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, mà dẫn chiếu tới các văn bản pháp luật khác. Điều 317 của Luật này quy định các hình thức giải quyết tranh chấp, theo đó, các bên có thể: thương lượng (khoản 1); Hòa giải do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải” (khoản 2); Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án (khoản 3). Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại trọng tài, tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của trọng tài, tòa án do pháp luật quy định. Như vậy, để biết các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có được quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hay không, cần phải tìm hiểu các văn bản pháp luật chuyên ngành. Do khái niệm “thương mại” như đã phân tích ở trên được hiểu tương đối rộng, bao gồm các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, nên hợp đồng thương mại quốc tế và quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế có thể được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, như đầu tư, xây dựng, hàng hải, hàng không dân dụng…

Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư năm 2014 quy định: “tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc

Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”. Cần lưu ý là,

khoản 4 Điều này đã để ngỏ khả năng các bên được thỏa thuận tòa án nước ngoài, theo đó “tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm

49

quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”. Chính quy định “trừ trường hợp

có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc theo điều ước quốc tế” đã cho phép suy đoán quyền này. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn tòa án Việt Nam, hoặc tòa án nước ngoài.

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Điều 172 Luật Hàng không dân dụng năm 2015 quy định nguyên đơn được quyền lựa chọn Tòa án Việt Nam. Cụ thể, theo khoản 1 điều này, “Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hoá theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây: a) Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam; b) Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại

Việt Nam; c) Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển”.

Trong lĩnh vực hàng hải, quyền lựa chọn tòa án không bị giới hạn ở các quốc gia có liên quan. Cụ thể, khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định:

Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó

có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận […] chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải

quyết tranh chấp”.

b) Quyền lựa chọn trọng tài thương mại

Như đã phân tích ở trên, rất nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam cho phép các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế được quyền lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại. Đây là một cơ quan giải quyết tranh chấp tư. Trọng tài thương mại không đương nhiên có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế. Trọng tài chỉ có thể có thẩm quyền khi được

50

các bên thỏa thuận lựa chọn. Tuy nhiên, trọng tài không có thẩm quyền trong mọi trường hợp được các bên lựa chọn, bởi vì pháp luật quy định có những loại tranh chấp không thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài bao gồm “tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng thương mại”. Như vậy các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có thể lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.

Thỏa thuận lựa chọn tòa án và thỏa thuận lựa chọn trọng tài là một một dạng giao dịch dân sự nên phải tuân theo các điều kiện hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 (như đã được phân tích đối với điều kiện hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng). Ngoài ra, thỏa thuận trọng tài là một loại thỏa thuận chuyên biệt nên nó còn phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành, mà cụ thể là Luật Trọng tài thương mại. Điều 16 Luật này quy định: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình

thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

(khoản 1). Ngoài ra, theo khoản 2 thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản.

Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu nếu tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài (quy định tại Điều 2), hoặc người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hoặc người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS, hoặc hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định, hoặc một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu còn được làm rõ hơn bởi Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại. Theo điều 3 của Nghị Quyết, người

51

xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về nguyên tắc, thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

Cũng theo Nghị quyết nêu trên, người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chứa nó, bởi theo Điều 19 Luật trọng tài thương mại,

thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy

bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất

hiệu lực của thoả thuận trọng tài”. Quy định này đã được áp dụng trong thực tiễn

xét xử liên quan đến một tranh chấp về hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn trọng tài khi hợp đồng bị vô hiệu. Cụ thể, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã hủy bản án của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm vì “Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty (có vốn điều lệ ban đầu là 40 tỉ đồng; đại diện theo pháp luật là ông Minh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty), căn

52

cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quyết định số 933 ngày 31/12/2009 do ông Minh ký với tư cách là Chủ tịch Công ty, căn cứ vào thời điểm ký kết và giá trị hai hợp đồng mà ông Minh ký với tư cách là Tổng giám đốc Công ty 19/5 để cho rằng Hợp đồng số 315510062 ngày 15/02/2011 và hợp đồng số 315510069 ngày 14/3/2011 là vô hiệu, dẫn đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ICA bị vô hiệu theo”. Theo Tòa cấp cao, nhận định này của Tòa án cấp sơ thẩm là “không đúng vì theo quy định tại Điều 19 Luật Trọng tài thương mại và Mục A công văn số 246/TANDTC-KT ngày 25/7/2014 của Tòa án nhân dân tối cao thì thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng, thỏa thuận trọng tài là không có giá ngạch nên không phụ thuộc vào giá trị của hợp đồng mà đại diện các bên đã thỏa thuận”23.

2.1.1.2. Các giới hạn của quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng thương mại quốc tế

Do tòa án quốc gia và trọng tài thương mại là hai cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau nên pháp luật đặt ra các giới hạn khác nhau đối với quyền lựa chọn các cơ quan giải quyết tranh chấp này.

a) Giới hạn đối với quyền lựa chọn tòa án

Liên quan đến quyền lựa chọn tòa án, pháp luật Việt Nam không có quy định chuyên biệt đối với hợp đồng thương mại quốc tế, mà có quy định chung về thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam và trên cơ sở đó có thể suy ra giới hạn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)