Khái niệm rủi ro thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 27 - 28)

1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro

Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “rủi ro” theo các cách khác nhau. Frank

Knight, một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể

đo lường được” (Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2001, tr.233).

Alain Willet thì cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không

mong đợi” (Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2001, tr.6). Theo Peter

Rose, rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là “mức độ không chắc chắn liên quan

tới một vài sự kiện” (Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2001, tr.207). Nhìn chung các định nghĩa tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, diễn ra bất ngờ, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.

Đối với các NHTM, rủi ro là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động. Các NHTM cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà các NHTM gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của NHTM.

1.2.1.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong TTQT là những bất trắc xảy ra trong quá trình NHTM thực hiện các hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NH. Bàn về rủi ro, trong cuốn sách của mình tác giả Thận Tôn Trọng Tín viết: “Rủi ro trong TTQT xảy ra khi quyền lợi của một bên hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán” (Thận Tôn Trọng Tín, Thanh toán quốc tế, 2011, tr.249).

17

Đối với người bán, rủi ro trong TTQT có thể là giao hàng nhưng người mua không trả tiền, hàng đã sang đến nước người mua nhưng bị người mua ép phải giảm giá mới trả tiền mua hàng, hàng đang trong quá trình đi trên đường biển bị tổn thất...Với người mua hàng, rủi ro có thể gặp phải là người bán giao hàng không đúng mẫu mã, chất lượng quy định như trong hợp đồng, hàng bị thất lạc trên đường vận chuyển. Không chỉ người bán hoặc người mua mới có thể gặp rủi ro, ngay cả ngân hàng cũng có những rủi ro nhất định khi tham gia vào các phương thức thanh toán quốc tế như người mua hoặc người bán thiếu trung thực trong giao dịch, các rủi ro về rửa tiền hoặc rủi ro về ngoại hối...

Do đặc điểm của hoạt động TTQT có nhiều bên tham gia, người mua và người bán ở vị trí địa lý cách xa nhau, các giao dịch phải thực hiện thông qua ngân hàng nên nếu có rủi ro xảy ra, các bên liên quan sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục tổn thất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)