Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là chủ thể chính tham gia các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy bản thân các doanh nghiệp phải là người hiểu rõ các rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện trao đổi hàng hóa với nước ngoài để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực quản trị rủi ro TTQT. Các doanh nghiệp phải là người đầu tiên nhận thức được rủi ro qua quá trình làm việc với đối tác nước ngoài. Để làm được điều này, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần tự trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nhận biết và xử lý rủi ro. Ban lãnh đạo phải là người không chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực mình kinh doanh mà còn phải thông thạo ngoại ngữ, am hiểu các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Bên cạnh đó, khi bố trí nhân sự trong doanh nghiệp cần áp dụng nguyên tắc đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp cần không ngừng tự học hỏi, trau dồi khả năng kinh doanh và khả năng ngoại ngữ để có thể tự bảo vệ mình trước những biến động của kinh tế toàn cầu.
- Trước khi tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa với một đối tác ở thị trường mới, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ môi trường kinh doanh nước sở tại như các yếu tố về kinh tế, chính trị và pháp luật, văn hóa – xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ...Đối với những hợp đồng ngoại thương có giá trị lớn, doanh nghiệp có thể nhờ tư vấn của đội ngũ luật sư, trọng tài thương mại quốc tế. Trong những trường hợp cần tìm hiểu nhiều thông tin về các đối tác mới, doanh nghiệp có thể tìm hiểu qua Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, trên các diễn đàn, hiệp hội ngành nghề hoặc qua các hội thảo về thị trường do các đơn vị có uy tín trong nước tổ chức.
103
- Khi doanh nghiệp thực hiện một giao dịch với đối tác mới, trong quá trình thương thảo hợp đồng hoặc lập thông tin thanh toán ở ngân hàng, doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng tư vấn các nội dung như: kiểm tra thông tin tên người thụ hưởng, quốc gia người thụ hưởng có nằm trong danh sách cấm vận hay không. Khi trao đổi các điều khoản hợp đồng với đối tác qua email, doanh nghiệp cần thận trọng với địa chỉ email đối tác sử dụng, cần kiểm tra xác nhận lại nội dung số tài khoản nhận tiền với đối tác qua điện thoại để tránh trường hợp bị hacker lấy cắp thông tin và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản hacker.
- Nhân sự là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự am hiểu về xuất nhập khẩu, các quy trình thanh toán với nước ngoài. Đối với những người có năng lực, doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý, cạnh tranh, tránh để tình trạng nhảy việc diễn ra triền miên, làm xáo trộn quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
104
KẾT LUẬN
Với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, Sacombank Đống Đa được biết đến là một trong những chi nhánh NH lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có những bước chuyển mình cần thiết trong công tác phòng ngừa rủi ro hoạt động TTQT nhằm từng bước an toàn hoạt động TTQT, tạo bàn đạp cho sự phát triển an toàn và vững chắc của NH.
Sau khi nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Đống Đa” luận văn đưa ra một số kết luận sau:
Một là, Sacombank Đống Đa đã thực hiện đúng quy trình tiếp nhận và xử lý
các hồ sơ TTQT, thực hiện nghiệp vụ TTQT theo đúng các quy định của pháp luật.
Hai là, Sacombank Đống Đa đã thực hiện đúng quy trình thẩm định khách
hàng trước khi thực hiện tài trợ cho vay để thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thực hiện quy trình cho vay theo đúng quy định của pháp luật.
Ba là, công tác nhận diện rủi ro TTQT được thực hiện thường xuyên, nghiêm
túc và xuyên suốt ở tất cả các cấp từ chi nhánh đến hội sở.
Bốn là, chi nhánh chưa xây dựng được riêng cho mình một quy trình quản trị
rủi ro TTQT hiệu quả. Do áp lực thời gian xử lý hồ sơ chứng từ nên công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro TTQT chưa kịp thời, còn mang tính hình thức.
Năm là, trên cơ sở những kết quả và hạn chế của công tác quản trị rủi ro hoạt
động TTQT tại Sacombank Đống Đa, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại Sacombank Đống Đa, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro TTQT, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh toán quốc tế để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả.
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hà Văn Hội, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, 2011
Nguyễn Thị Quy, Giáo trình tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà
Nội, 2012
Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, 2001
Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình nghiệp vụ TTQT, NXB Tài Chính, Hà Nội,
2009
Thận Tôn Trọng Tín, Thanh toán quốc tế, NXB Lao động và Xã Hội, Hà Nội, 2011
Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang TTQT & Tài trợ thương mại, NXB Thống kê,
Hà Nội, 2014
Đinh Xuân Trình, TTQT trong ngoại thương và tài trợ thương mại quốc tế,
NXB Thống kê, Hà Nội, 2012
Nguyễn Thị Hồng Hải, Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế
của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 61-06/2007
Phạm Huy Hùng, Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 21/2011
Nguyễn Văn Tiến, Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thanh toán quốc tế, Báo
cáo tài chính tháng 5/2008, Học viện Ngân hàng
Nguyễn Quỳnh Giang, Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, luận văn Thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2015
Phạm Thị Như Thủy, Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2014
106
Lê Thảo Trang, Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại Thương, 2017
Phòng Thương mại Quốc tế, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, UCP số 600, Hà Nội, 2007
Phòng Thương mại Quốc tế, Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, ISBP số 745, Hà Nội, 2013
Ủy ban Basel, Hiệp ước vốn Basel II, 2003
Quốc hội, Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18/06/2012
Báo cáo thường niên Sacombank, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank – chi nhánh Đống Đa các năm 2016, 2017, 2018.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2017), Quy trình lõi nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, Hồ Chí Minh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2016), Quy trình vận hành chương
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA
Tôi là Lê Thị Khánh Huyền hiện đang là học viên khoa Sau đại học ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại Thương. Tôi đang tiến hành một nghiên cứu về “Quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Đống Đa”. Để hoàn thành nghiên cứu này, rất mong quý vị sẽ giúp tôi thực hiện phiếu thăm dò ý kiến này để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. (Mọi thông tin quý vị cung cấp sẽ được đảm bảo giữ bí mật).
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin Quý khách vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Câu 1: Giới tính:
Nam
Nữ
Câu 2: Độ tuổi của Quý khách:
Từ 18 đến 24 tuổi
Từ 25 đến 34 tuổi
Từ 35 đến 44 tuổi
Từ 45 đến 54 tuổi
Trên 55 tuổi
Câu 3: Trình độ học vấn của Quý khách:
Dưới THPT
THPT
Trung cấp, cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Câu 4: Thu nhập hàng tháng của quý khách:
Dưới 5 triệu đồng
Từ 5 đến 10 triệu đồng
Câu 5: Quý khách đang giao dịch với bao nhiêu ngân hàng?
Từ 1 đến 2 ngân hàng
Từ 3 đến 4 ngân hàng
Trên 5 ngân hàng
Câu 6: Quý khách có sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc tế của Sacombank Đống Đa không?
a. Có b. Không
Câu 7: Quý khách đang sử dụng những dịch vụ Thanh toán quốc tế nào của
Sacombank Đống Đa?
Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ nhờ thu
Dịch vụ tín dụng thư
Dịch vụ khác
PHẦN II: KHẢO SÁT VỀ RỦI RO KHI GIAO DỊCH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK ĐỐNG ĐA VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA SACOMBANK ĐỐNG ĐA
Câu 1: Quý vị là khách hàng của Sacombank Đống Đa trong thời gian bao lâu?
Khách hàng mới (giao dịch dưới 1 năm)
Khách hàng cũ (giao dịch trong khoảng 1 đến 3 năm)
Khách hàng thân thiết (giao dịch trên 3 năm)
Câu 2: Công ty mà quý vị đang công tác có bao nhiêu nhân viên?
Ít hơn 10 người
Từ 10-200 người
Từ 200 người trở lên
Câu 3: Quý vị đã từng gặp phải rủi ro thanh toán quốc tế trong quá trình giao dịch tại Sacombank Đống Đa chƣa?
a.Có (Trả lời tiếp câu 4) b.Không (Trả lời tiếp câu 5)
Câu 4: Quý vị đã bao nhiêu lần gặp rủi ro trong quá trình giao dịch thanh toán
quốc tế với đối tác tại Sacombank Đống Đa?
Chưa lần nào
Từ 1 đến 3 lần
Nhiều hơn 3 lần
Câu 5: Quý vị có nhận diện đƣợc các rủi ro khi thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế với đối tác không?
a. Có b. Không
Câu 6: Loại rủi ro thanh toán quốc tế nào doanh nghiệp của Ông (Bà) đã từng
gặp trong các rủi ro sau đây?
Không có khả năng hoàn trả khoản đã vay ngân hàng để thanh toán tiền hàng
nhập khẩu
Sự biến động của tỷ giá (tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm đột ngột)
Nhân viên ngân hàng không tư vấn rủi ro hoặc mắc lỗi trong quá trình thực hiện
dịch vụ thanh toán quốc tế
Người bán lừa đảo không giao hàng
Người bán không thể giao được hàng do nguyên nhân chiến tranh, bạo động, đình công...
Rủi ro khác (xin vui lòng ghi chi tiết)...
Câu 7: Cho điểm các loại rủi ro sau theo mức độ mà Ông (Bà) quan tâm? Mức độ Loại rủi ro Rất quan trọng Quan trọng Tƣơng đối quan trọng Không quan trọng Rất không quan trọng
Không có khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng
Tỷ giá hối đoái tăng giảm đột ngột Nhân viên ngân hàng không tư vấn rủi ro hoặc mắc lỗi khi thực hiện giao dịch
Câu 8: Khi giao dịch thanh toán quốc tế với Sacombank Đống Đa, chuyên viên thanh toán quốc tế có tƣ vấn cho Ông (Bà) những rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch với đối tác?
a. Không tư vấn
b. Có tư vấn nhưng sơ sài
c. Tư vấn kỹ các rủi ro có thể xảy ra
Câu 9: Doanh nghiệp của Ông (Bà) đã có bộ phận kiểm soát rủi ro chƣa?
a. Chưa
b. Có nhưng chưa hoàn chỉnh c. Đã vận hành theo hệ thống d. Tốt
Câu 10: Ông (Bà) có biết đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch thanh toán quốc tế với đối tác?
a. Không am hiểu
b. Có hiểu nhưng không sâu c. Hiểu rõ
Câu 11: Theo Ông (Bà) lãnh đạo của doanh nghiệp mình có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro?
a. Không am hiểu
b. Có hiểu nhưng không sâu c. Hiểu rõ
Câu 12: Doanh nghiệp của Ông (Bà) có đƣợc nhân viên ngân hàng tƣ vấn sử dụng sản phẩm ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
a. Có b. Không
Câu 13: Doanh nghiệp của Ông (Bà) có sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
a. Chưa sử dụng b. Ít sử dụng
Câu 14: Lí do doanh nghiệp của Ông (Bà) không sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh là gì?
a. Không hiểu sản phẩm b. Hiểu sơ sài, không cặn kẽ
c. Hiểu nhưng ngại theo dõi và sợ dự đoán sai xu hướng biến động của tỷ giá
PHẦN 3: Ý KIẾN KHÁC
Câu 1: Ông (Bà) có biết đến Quản trị rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế
trong ngân hàng không?
Có
Không
Câu 2: Ông (Bà) đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro thanh toán quốc tế của Sacombank Đống Đa nhƣ thế nào?
…... ... ... ... ... ...
Câu 3: Ông (Bà) có đóng góp gì nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Sacombank Đống Đa? …... ... ... ... ... ... Chân thành cảm ơn Ông (Bà) đã giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này.