Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 28 - 36)

Có rất nhiều cách phân loại rủi ro trong TTQT và mỗi tác giả xem xét rủi ro trên khía cạnh khác nhau nhưng trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả xin được phân loại rủi ro dựa trên khía cạnh tài chính, từ đó đưa ra hai nhóm rủi ro là nhóm rủi ro tài chính và nhóm rủi ro phi tài chính.

1.2.2.1 Nhóm rủi ro tài chính

* Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng để chỉ rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM trên thị trường tài chính. Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay. Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel: “Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận”; cũng theo Uỷ

ban này, một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro thất thoát đối với một ngân

hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi” (Ủy ban Basel, Hiệp ước vốn Basel II, 2003).

18

Theo Thomas P. Fitch trong Từ điển thuật ngữ Ngân hàng do nhà xuất bản Barron ấn hành năm 1997: “Rủi ro cho vay là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa rủi ro tín dụng nhưng đều có điểm chung là khả năng xảy ra thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn nhưng không thanh toán được nợ đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay bao gồm cả nợ gốc và tiền lãi.

Đối với người nhập khẩu, NH cho các doanh nghiệp vay vốn để tài trợ thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu xuất trình theo thư tín dụng hoặc bộ chứng từ nhờ thu do NH nước ngoài gửi về để nhờ thu hộ. Đối với người xuất khẩu, để rút ngắn thời gian nhận tiền báo có từ nước ngoài chuyển về, NH sẽ chiết khấu cho các doanh nghiệp vay tiền khi khách hàng xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu để gửi đi nước ngoài đòi tiền người mua. Sau khi có tiền từ nước ngoài chuyển về của thương vụ xuất khẩu, NH sẽ thu hồi tiền nợ gốc và tiền lãi của khoản vay. Bên cạnh nghiệp vụ chiết khấu, NH còn có nghiệp vụ tài trợ thư tín dụng xuất khẩu để phục vụ nhu cầu vay vốn thu mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho giai đoạn xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.

Cho vay là một trong số những hoạt động kinh doanh cốt lõi mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng nhưng đi kèm theo đó là những rủi ro tín dụng. Có thể nói nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ phức tạp, độ an toàn thấp, rủi ro cao nhưng lại là hoạt động không thể thiếu được, quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của NHTM.

* Rủi ro ngoại hối:

Quản lý ngoại hối là hệ thống kiểm soát luồng ngoại hối đi vào và chuyển ra khỏi một quốc gia. Trong quản lý kinh tế, chính phủ thường ban hành các chính sách khơi thông hoặc hạn chế luồng ngoại hối nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. Những biện pháp này sẽ gây ra ảnh hưởng làm biến động tỷ giá ngoại tệ.

19

Đối với người nhập khẩu, khi tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí nhập khẩu lô hàng cũng tăng lên. Kéo theo đó là các chi phí khác về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng khiến giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn giá hàng hóa cùng loại bán ra trong nước. Việc này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu bán hàng vì giá hàng hóa không cạnh tranh được với so với giá hàng hóa trong nước.

Đối với người xuất khẩu, biến động tỷ giá là con dao hai lưỡi, một mặt có thể khiến người xuất khẩu hưởng lợi, nhưng mặt khác cũng có thể khiến người xuất khẩu phải chịu tổn thất nặng nề về mặt tài chính. Nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng, lúc này một đồng ngoại tệ khi thu về sẽ đổi nhiều đồng việt nam hơn. Như vậy người xuất khẩu sẽ hưởng lợi trong trường hợp này vì tỷ giá tăng lên làm số tiền hàng quy đổi sang đồng việt nam nhiều hơn trước. Nhưng nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng giảm, một đồng ngoại tệ lúc này sẽ đổi được ít tiền việt nam đồng hơn. Như vậy người xuất khẩu lúc này sẽ bị tổn thất về mặt tài chính vì số tiền bán hàng sau khi quy đổi sang đồng việt nam sẽ ít hơn so với trước khi có biến động giảm tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Ngày 15/04/2019, tỷ giá ngân hàng thương mại niêm yết bán ra đô la mỹ là USD/VNĐ = 23.220. Điều này có nghĩa 1 USD = 23.220 VNĐ. Giả sử nhà xuất khẩu xuất bán một lô hàng cho nước ngoài với trị giá lô hàng là 100.000USD. Nếu tỷ giá biến động tăng lên mức 23.300VNĐ = 1USD, lúc này người xuất khẩu sẽ hưởng lợi một khoản tiền là (23.300 – 23.220) x 100.000 = 8.000.000 đồng. Tương tự như vậy nếu tỷ giá biến động giảm xuống mức 23.150VNĐ = 1USD, lúc này người xuất khẩu sẽ phải chịu một khoản thiệt hại là (23.220 – 23.150) x 100.000 = 7.000.000 đồng.

Đối với ngân hàng, biến động tỷ giá khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng bị ảnh hưởng. Để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, các ngân hàng phải đảm bảo dự trữ đủ lượng ngoại tệ để cân bằng trạng thái mua vào và bán ra ngoại tệ. Khi tỷ giá ngoại tệ tăng cao, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí hơn để mua ngoại tệ từ các ngân hàng trong nước hoặc thị trường thế giới để cân bằng trạng thái ngoại tệ, chi phí mua ngoại tệ vì thế sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến kết quả

20

kinh doanh của ngân hàng trong ngắn hạn. Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ còn ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại trên một khía cạnh khác. Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, sau khi tính toán chi phí nhập khẩu, nếu người nhập khẩu nhận thấy có thể xảy ra thua lỗ sau khi nhập khẩu lô hàng sẽ nảy sinh ý định từ chối nhận hàng và thanh toán. Lúc này rủi ro về ngoại hối sẽ kéo theo rủi ro tín dụng vì ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu nhưng lại không thể đòi được tiền từ người nhập khẩu.

1.2.2.2 Nhóm rủi ro phi tài chính

* Rủi ro tác nghiệp

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel “rủi ro tác nghiệp là rủi ro gây ra tổn thất

do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Từ định nghĩa trên có thể thấy rủi ro tác nghiệp trong TTQT là những rủi ro mang tính chủ quan xuất phát từ nguyên nhân các nhân viên ngân hàng sơ suất trong quá trình xử lý các hồ sơ TTQT.

+ Trong nghiệp vụ chuyển tiền:

Khi xử lý hồ sơ chuyển tiền, do sơ suất nhân viên NH không làm theo đúng chỉ thị thanh toán từ người yêu cầu nên chuyển nhầm số tài khoản của người thụ hưởng khiến NH tốn kém chi phí để điều chỉnh lệnh thanh toán. Người yêu cầu chuyển tiền cũng bị ảnh hưởng bởi sai sót này vì tiến độ nhận hàng bị chậm trễ. Sự chậm trễ trong khâu chuyển tiền còn khiến NH phải bồi thường nếu làm giảm uy tín của người nhập khẩu với người xuất khẩu.

Trong nhiều trường hợp nhân viên tác nghiệp không kiểm tra kỹ các nội dung về phòng chống rửa tiền, hồ sơ thanh toán có nội dung liên quan đến các quốc gia bị cấm vận do tài trợ khủng bố còn khiến NH chuyển tiền bị cắt quan hệ đại lý với NH nước ngoài và chịu sự trừng phạt từ các cường quốc lớn trên thế giới.

Khi thực hiện xử lý các hồ sơ TTQT, nhân viên NH phải chịu áp lực từ phía KH và hệ thống thanh toán trong NH. KH luôn mong muốn hồ sơ phải được xử lý

21

một cách nhanh nhất còn nhân viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ phía NH. Cùng một lúc nhân viên phải chịu áp lực từ nhiều phía nên khả năng mắc sai sót trong nghiệp vụ là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động NH một mặt giúp hoạt động kinh doanh được nhanh chóng, thuận lợi nhưng mặt khác việc phải thao tác trên nhiều phần mềm của NH cũng làm nhân viên có thể nhầm lẫn cùng một lúc chuyển 2 lần tiền của một hồ sơ đi nước ngoài. Trong trường hợp này nếu người nhận tiền có thiện chí sẽ chuyển trả lại tiền cho NH, nhưng nếu người nhận tiền không có thiện chí, nhân viên sẽ phải bồi hoàn lại số tiền này cho NH.

+ Trong nghiệp vụ nhờ thu:

Do không hành động đúng theo các chỉ thị trong yêu cầu nhờ thu nên NH thu hộ đã thực hiện sai chỉ thị, giao chứng từ cho người nhập khẩu trước khi thu đầy đủ tiền thanh toán. Nếu thực hiện sai chỉ dẫn nhờ thu gửi nhầm địa chỉ NH thu hộ dẫn đến thất lạc chứng từ không đòi được tiền, NH còn phải bồi thường cả uy tín cho người xuất khẩu. Nhiều trường hợp bộ chứng từ nhờ thu không ghi tên đơn vị nhận hàng là NH mà ghi tên nhà nhập khẩu. Lợi dụng sự tin tưởng quen biết với các nhân viên NH, người nhập khẩu đề nghị được lấy bộ chứng từ trước sau đó mới nộp tiền thanh toán. Việc NH thu hộ hành động không đúng với tập quán quốc tế về nhờ thu có thể khiến NH bị hạ mức tín nhiệm trên thế giới và khiếu nại từ phía người xuất khẩu.

Ở nghiệp vụ nhờ thu, NH không có trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ nhưng có trách nhiệm kiểm tra số lượng và loại chứng từ NH nhờ thu gửi có đúng và đủ như số lượng được liệt kê trên thư nhờ thu không. Nếu NH sơ suất không kiểm tra được những sai lệch so với số lượng thực tế nhận mà ảnh hưởng đến việc nhận hàng hoặc người nhập khẩu từ chối thanh toán cũng phải chịu rủi ro bồi thường cho nhà nhập khẩu.

+ Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ:

Tín dụng chứng từ là nghiệp vụ phức tạp nhất trong số các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay nên cũng ghi nhận nhiều trường hợp sai sót trong tác nghiệp. Với NH thông báo nó không cam kết bất cứ một nghĩa vụ thanh toán nào, vì vậy tránh được rủi ro tín dụng. Nhưng khi nhận được L/C xuất khẩu từ ngân hàng khác

22

chuyển đến, NH thông báo phải kiểm tra tính chân thật của tín dụng thư trên thông qua việc kiểm tra chữ ký hữu quyền của người ký tên trên L/C nếu L/C được chuyển đến bằng thư hoặc phải giải mã điện đối với trường hợp L/C được chuyển đến bằng hệ thống SWIFT. Nếu sơ suất không kiểm tra kỹ những thông tin này NH có thể thông báo một L/C giả mạo hoặc không kiểm tra được các thông tin về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong L/C. Lúc đó có thể NH sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người xuất khẩu vì đã thông báo một tín dụng thư giả mạo do không hành động một cách cẩn thận và hợp lý.

Với nghiệp vụ L/C xuất khẩu, trước khi gửi bộ chứng từ đòi tiền tới NHPH, NH thông báo phải kiểm tra tình trạng bộ chứng từ có hợp lệ với các quy định của L/C không. Nếu nghiệp vụ kiểm tra chứng từ của nhân viên NH kém không kiểm tra được những mâu thuẫn trong chứng từ sẽ dẫn đến bộ chứng từ có thể bị từ chối thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của ngân hàng trên trường quốc tế.

Trước khi mở L/C, NHPH thường yêu cầu KH phải ký quỹ một số tiền nhất định để đảm bảo thanh toán khi bộ chứng từ về NH. Tỉ lệ ký quỹ sẽ phụ thuộc vào mặt hàng nhập khẩu, mối quan hệ giữa KH với NH, tình hình tài chính của doanh nghiệp...Lợi dụng mối quan hệ thân quen với nhân viên NH, KH có thể yêu cầu NH miễn ký quỹ trước khi phát hành L/C, đưa vào trong L/C những điều khoản bất lợi cho NH hoặc thao túng những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, làm cho nhân viên NH không tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn trong ký quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố...

Nhiều KH có nhu cầu về vốn, muốn được NH tài trợ cho vay tiền để thu mua hàng hóa trong nước phục vụ việc sản xuất lô hàng xuất khẩu hoặc chiết khấu bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi có tiền về. Nếu NH không kiểm tra kỹ uy tín của NHPH L/C, tài trợ cho KH vay tiền nhưng không đòi được tiền từ NHPH, lúc này sơ suất trong quá trình tác nghiệp sẽ kéo theo rủi ro tín dụng vì KH không thể hoàn trả được khoản tiền đã vay NH.

Ở nghiệp vụ tín dụng chứng từ, NH xác nhận xuất hiện khi người xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHPH và yêu cầu phải có một ngân

23

hàng uy tín đứng ra nhận thanh toán cho L/C nếu người thụ hưởng xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Nếu NH xác nhận kiểm tra chứng từ nhưng không phát hiện ra được lỗi sai của bộ chứng từ và thanh toán trước cho người xuất khẩu có thể sẽ không đòi được tiền từ NHPH do bất đồng về tính hợp lệ của chứng từ hoặc NHPH với năng lực tài chính kém không thể bồi hoàn được cho NH chiết khấu.

* Rủi ro đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Trong kinh doanh, các bên đều muốn đặt lợi ích của mình lên trên hết, tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích bản thân. Tâm lý kinh doanh đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của đối phương, không cân bằng lợi ích hai bên khiến người xuất khẩu trong nhiều trường hợp gây ra những hành động trái với đạo đức kinh doanh như giao hàng kém chất lượng không đúng với quy định trong hợp đồng; nhận tiền ứng trước để sản xuất hàng hóa nhưng không giao hàng, giao hàng kém phẩm chất trái với những điều kiện hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng...

Khi mối quan hệ làm ăn giữa hai bên dần trở nên thân thiết, người xuất khẩu sẽ đồng ý giao hàng cho người nhập khẩu trước rồi mới thu tiền sau. Dựa vào tâm lí tin tưởng của người xuất khẩu, người nhập khẩu sau khi nhận được hàng cố tình trì hoãn không thanh toán hoặc thanh toán nhưng không đúng với thời hạn đã thỏa thuận giữa hai bên để chiếm dụng vốn từ nhà xuất khẩu

Trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, người nhập khẩu thường đợi hàng về đến cảng nhận hàng mới thanh toán bộ chứng từ nhưng nhiều trường hợp ghi nhận người nhập khẩu từ chối không nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng để ép người xuất khẩu phải giảm giá, chiết khấu trong thanh toán mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)