Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 53 - 110)

Tầm nhìn của Sacombank là trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực.

Sứ mệnh của Sacombank bao gồm: Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện

đại và đa tiện ích cho khách hàng; Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu

tư và cổ đông; Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộ nhân viên, Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Giá trị cốt lõi của Sacombank thể hiện ở các khía cạnh sau: Tiên phong mở

đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công; Đổi mới và năng động để phát triển vững bền; Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác; Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành.

43

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1: Tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Đống Đa

Nguồn: Sacombank

Sacombank - Chi nhánh Đống Đa bao gồm một số phòng ban sau:

- Ban giám đốc - Phòng Kinh doanh

- Phòng kiểm soát rủi ro: Gồm 2 bộ phận chính:

 Bộ phận quản lý tín dụng

 Bộ phận xử lý nợ

- Phòng kế toán và ngân quỹ: Gồm các bộ phận:

 Bộ phận hành chính  Bộ phận kế toán Ban Giám Đốc Các phòng giao dịch Phòng kinh doanh BP. Tín dụng DN

Phòng Kiểm soát rủi ro

Phòng kế toán và ngân quỹ BP. Tín dụng CN, TV BP. TTQT và KDTT BP. QL Tín dụng BP. Xử lý nợ BP. Hành chính BP. Kế toán BP. Xử lý giao dịch BP. Ngân quỹ BP. Xử lý giao dịch BP. Tín dụng

44

 Bộ phận xử lý giao dịch

 Bộ phận ngân quỹ

- Các phòng giao dịch: gồm 1 trưởng phòng giao dịch, 2 phó phòng giao dịch (một người phụ trách mảng kinh doanh, một người phụ trách mảng nội nghiệp). Đội ngũ nhân viên gồm giao dịch viên, chuyên viên tư vấn, chuyên viên khách hàng, nhân viên hỗ trợ, thủ quỹ và bảo vệ.

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.4.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đống Đa

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam (VND) và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và các ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và theo quy định của Sacombank.

- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các giấy tờ có giá trị theo quy định của NHNN và Sacombank.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh bảo hành,...

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, thanh toán T/T, ... theo quy định của NHNN và Sacombank.

- Kinh doanh vàng, ngoại hối và các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

- Các nghiệp vụ phát hành thẻ và cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ: phát hành thẻ ATM, các loại thẻ tín dụng, thẻ trả trước, dịch vụ POS, dịch vụ mPOS, dịch vụ ATM,...

- Các nghiệp vụ ngân hàng điện tử, như: SMS banking, mobile banking, internet banking, mbanking, ủy thác thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm online, ...

45

- Các dịch vụ khác: Thu chi hộ, chi trả kiều hối, phát hành séc, giữ hộ vàng, chuyển khoản, bancassurance,...

2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Các kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank-CN Đống Đa từ năm 2016- 2018 được thể hiện trên các mặt sau:

Tổng tài sản:

Bảng 2.1: Tổng tài sản của Sacombank Đống Đa năm 2016 - 2018

STT Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

I Tổng tài sản (Tỷ VNĐ) 2.092 2.526 3.669

1 Cho vay khách hàng 1.669 1.873 2.922

2 Tiền gửi H.O (bán vốn) 386 618 715

3 Tài sản sinh lời 2.055 2.491 3.637

4 Tài sản khác 37 35 32

II Tỷ suất LN/TTS (%) 2,43 1,78 2,55

Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2018

Tổng tài sản của Sacombank Đống Đa có xu hướng tăng lên qua các năm 2016 - 2018, đó là do đã hoạt động được hơn 10 năm trên địa bàn quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, … nên đã có uy tín, thương hiệu trên địa bàn, có quá trình phát triển nghiệp vụ tín dụng, huy động lâu dài, được khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngày một nhiều... Mặt khác, năm 2016 – 2018, nền kinh tế Việt Nam nói chung bắt đầu hồi phục, bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, do đó hoạt động tín dụng và huy động cũng có xu hướng phát triển tốt so với giai đoạn 2011 - 2015. Hơn thế nữa, Sacombank là một thương hiệu lớn trong ngành ngân hàng, có cơ cấu sản phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng,… nên lượng khách hàng không ngừng tăng lên. Do vậy tổng tài sản có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua các năm, cuối năm 2017 tăng 434 tỷ đồng so với cuối năm 2016 (tăng 20,7%), cuối năm 2018 tăng 1.143 tỷ đồng so với cuối năm 2017 (tăng 45,2%).

46

Hoạt động huy động vốn:

Trong các năm qua, Sacombank Đống Đa đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã được xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Sacombank. Kết quả cụ thể huy động vốn của ngân hàng trong các năm từ 2016-2018 như sau:

47

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank Đống Đa năm 2016 – 2018

Năm Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền (tỷ VNĐ) % Số tiền (tỷ VNĐ) % Số tiền (tỷ VNĐ) % Số tiền (tỷ VNĐ) % Số tiền (tỷ VNĐ) % Tổng nguồn vốn huy động 2.080 100 2.516 100 3.669 100 436 20,96 1.153 45,83 Theo đối tƣợng khách hàng 1.TG của các TCTD 12 0,58 22 0,87 0 0 10 83,33 -22 -100,00 2. TG TCKT 452 21,73 711 28,26 920 25,07 259 57,30 209 29,40 3. TG dân cư 1.610 77,40 1.774 70,51 2.749 74,93 164 10,19 975 54,96 4. Các nguồn khác 6 0,29 9 0,36 0 0 3 50,00 -9 -100,00

Theo loại tiền

5. VNĐ 1.795 86,30 2.272 90,30 3.521 95,97 477 26,57 1 54.97

6. Ngoại tệ quy đổi VNĐ 285 13,70 244 9,70 148 4,03 -41 -14,39 -96 -39,34

Theo kỳ hạn 7. Không kỳ hạn 374 17,98 532 21,14 493 13,44 158 42,25 -39 -7,33 8. Có kỳ hạn 1.706 82,02 1.984 78,86 3.176 86,56 278 16,30 1,192 60,08 Số lƣợng khách hàng - Cá nhân 16.656 18.830 32.976 2.174 13,05 14.146 75,12 - Doanh nghiệp 1.007 1.202 1.473 195 19,36 271 22,55

48

Bảng số liệu cho ta thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, nhưng chi nhánh đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt mềm dẻo về chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kì hạn khác nhau, đưa ra các sản phẩm với các hình thức khuyến mại hấp dẫn. Do đó nguồn vốn huy động của chi nhánh trong các năm qua liên tục tăng trưởng và ổn định. Cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.516 tỷ đồng, tăng 436 tỷ đồng so với cuối năm 2016 (tăng 20,96%), phù hợp với mức tăng chung của toàn ngành ngân hàng. Cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh lên 3.669 tỷ đồng, tăng tới 1.153 tỷ đồng (tăng 45,83%) so với cuối năm 2017.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhanh qua các kỳ báo cáo. Cuối năm 2016, nguồn vốn huy động này chỉ có 452 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 21,73% trong tổng vốn huy động. Cuối năm 2017, nguồn vốn này đã tăng mạnh lên 711 tỷ đồng, chiếm tới 28,26% trong tổng vốn huy động. Cuối năm 2018, nguồn vốn này có số dư lên tới 920 tỷ đồng, chiếm 25,07% trong tổng vốn huy động.

Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cuối năm 2016, nguồn vốn này chiếm tới 77,40% trong tổng nguồn vốn huy động, tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1.610 tỷ đồng. Cuối năm 2017, nguồn vốn này đạt 1.774 tỷ đồng, chiếm 70,51% trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2018, nguồn vốn này đạt 2.749 tỷ đồng, chiếm 74,93% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng tương đối chậm, và ngày càng chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn.

Một xu hướng huy động nữa cũng thể hiện rất rõ qua 03 thời kỳ báo cáo là sự biến động về cơ cấu huy động theo kỳ hạn. Cuối năm 2016, huy động không kỳ hạn chỉ có 374 tỷ đồng, chiếm 17,98% trong tổng nguồn huy động. Cuối năm 2017, huy động không kỳ hạn đã lên tới 532 tỷ đồng, chiếm 21,14% trong tổng nguồn huy động. Cuối năm 2018, số dư tiền gửi không kỳ hạn là 493 tỷ đồng, chiếm 13,44% trong tổng nguồn huy động. Nguồn huy động không kỳ hạn tăng mạnh từ năm 2016

49

đến năm 2017 phù hợp với phân tích ở trên khi trong thời gian qua Sacombank Đống Đa đã đẩy mạnh tiếp thị, chăm sóc hệ khách hàng tiền gửi doanh nghiệp. Năm 2018 nguồn huy động không kỳ hạn giảm nhẹ thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn có kỳ hạn, điều này chứng tỏ sự nỗ lực tuyệt vời từ ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã chăm sóc hệ khách hàng cá nhân rất tốt.

Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ của Sacombank Đống Đa năm 2016 - 2018

Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền(tỷ VNĐ) Số tiền(tỷ VNĐ) Số tiền(tỷ VNĐ) Số tiền(tỷ VNĐ) % Số tiền(tỷ VNĐ) %

Doanh số cho vay 1.984 2.413 3.107 429 21,62 694 28,76 Doanh số thu nợ 1.611 2.209 2.919 598 37,12 710 32,14 Dư nợ 1.669 1.873 2.922 204 12,22 1.049 56,01 - Trung, dài hạn 839 690 1.926 -149 -17,76 1.236 179,13 - Ngắn hạn 830 1.183 996 353 42,53 -187 -15,81 - DN, TCKT 842 1.088 2.342 246 29,22 1.254 115,26 - Cá nhân 827 785 580 -42 -5,08 -205 -26,11 Số lượng KH 1.517 1.623 1.877 106 6,98 254 15,65 - DN, TCKT 265 381 539 116 43,77 158 41,47 - Cá nhân 1.252 1.242 1.338 -10 -0,80 96 7,73

50

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Sacombank Đống Đa tăng đều qua các năm. Dư nợ tín dụng có xu hướng tăng trưởng tốt, cuối năm 2017 tăng 12,22% so với cuối năm 2016, chủ yếu là tăng dư nợ ngắn hạn (tăng 353 tỷ đồng – tăng 42,53%), tăng dư nợ cho vay của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế (tăng 246 tỷ đồng – tăng 29,22%). Dư nợ cuối năm 2018 tăng 56,01% so với cuối năm 2017, tăng mạnh dư nợ vay trung hạn (tăng 1.236 tỷ đồng – tăng 179,13%), tăng mạnh dư nợ của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế (tăng 1.254 tỷ đồng – tăng 115,26%), còn dư nợ vay ngắn hạn giảm nhẹ, dư nợ vay cá nhân giảm mạnh (giảm 205 tỷ đồng – giảm 26,11%).

Đối tượng khách hàng chính của Sacombank Đống Đa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, thương mại trên địa bàn, đa số có tài sản đảm bảo cho khoản vay đầy đủ; trừ vay tín chấp cán bộ công nhân viên nhà nước, vay tín chấp cán bộ nhân viên Sacombank, … Cuối năm 2018, dư nợ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tăng mạnh tới 1.254 tỷ tương đương 115,26% so với cùng kỳ năm 2017, dư nợ của cá nhân vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng với mức tăng nhỏ hơn so với dư nợ của các tổ chức kinh tế.

Cụ thể, nhìn vào bảng số liệu 2.3 nêu trên, có thể thấy: Cuối năm 2016, với dư nợ 1.669 tỷ đồng, Sacombank Đống Đa có tổng số 1.252 khách hàng cá nhân và 265 khách hàng doanh nghiệp, dư nợ bình quân khách hàng cá nhân là 661 triệu đồng/khách hàng, dư nợ bình quân khách hàng doanh nghiệp 3.177 triệu đồng/

khách hàng. Cuối năm 2017, với dư nợ 1.873 tỷ đồng, Sacombank Đống Đa có tổng

số 1.242 khách hàng cá nhân và 381 khách hàng doanh nghiệp, dư nợ bình quân khách hàng cá nhân là 632 triệu đồng/khách hàng, dư nợ bình quân khách hàng doanh nghiệp là 2.856 triệu đồng/ khách hàng, dư nợ của cả lượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều giảm nhẹ so với cuối năm 2016. Cuối năm

2018, với dư nợ 2.922 tỷ đồng, Sacombank Đống Đa có tổng số 1.338 khách hàng

cá nhân và 539 khách hàng doanh nghiệp, tăng mạnh so với cuối năm 2017, dư nợ bình quân khách hàng cá nhân giảm mạnh còn 433 triệu đồng/khách hàng nhưng dư nợ bình quân khách hàng doanh nghiệp là 4.345 triệu đồng/ khách hàng, tăng mạnh so với mức bình quân của năm 2017.

51

Hoạt động thanh toán quốc tế

Cùng với các nghiệp vụ huy động, cho vay, bảo lãnh trong nước... thanh toán quốc tế là hoạt động đóng vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào tổng thu phí dịch vụ của Sacombank Đống Đa.

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế của Sacombank Đống Đa năm 2016-2018 Đơn vị tính: nghìn USD Bộ hồ sơ Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền (nghìn USD) Số tiền (nghìn USD) Số tiền (nghìn USD) Số tiền (nghìn USD) % Số tiền (nghìn USD) % Doanh số chuyển tiền 87.568 95.638 111.626 8.070 9,22 15.988 16,72 Doanh số nhờ thu 3.528 1.728 3.471 -1.800 -51,02 1.743 100,87 Doanh số tín dụng thư 66.509 62.463 79.610 -4.046 -6,08 17.147 27,45 Giá trị XNK 157.605 159.829 194.707 2.224 1,41 34.878 21,82 - Giá trị xuất khẩu 34.264 29.932 32.973 -4.332 -12,64 3.041 10,16 - Giá trị nhập khẩu 123.341 129.897 161.734 6.556 5,32 31.837 24,51 Số lượng hồ sơ 3.754 4.060 4.187 306 8,15 127 3,13 - Chuyển tiền 3.171 3.522 3.588 351 11,07 66 1,87

- Nhờ thu 104 49 39 -55 -52,88 -10 -20,41

- Tín dụng thư 479 489 560 10 2,09 71 14,52

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2018

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua Sacombank Đống Đa tăng dần qua các năm. Năm 2017, doanh số xuất nhập khẩu tăng nhẹ 2.224 nghìn USD tương đương 1,41% so với năm 2016, năm 2018 tăng

52

34.878 nghìn USD tương đương 21,82% so với năm 2017. Xét riêng về giá trị xuất khẩu, giá trị hàng hóa xuất khẩu qua Sacombank Đống Đa năm 2017 giảm nhẹ so với năm 2016 (giảm 4.332 nghìn USD tương đương 12,64%). Cuối năm 2018, doanh số xuất khẩu đã bắt đầu tăng trở lại so với năm 2017 (tăng 3.041 nghìn USD tương đương 10,16%). Trái với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu có mức tăng trưởng ổn định qua các năm. So với năm 2016, giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2017 tăng 6.556 nghìn USD tương đương 5,32%, năm 2018 giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2017 (31.837 nghìn USD tương đương 24,51%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số TTQT Sacombank Đống Đa năm 2016-2018

Đơn vị tính:nghìn USD

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2018

Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy doanh số chuyển tiền tăng trưởng tốt qua các năm, cuối năm 2017 tăng 9,22% so với cuối năm 2016, cuối năm 2018 tăng 16,72%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa (Trang 53 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)