Thực trạng hoạt động tíndụng nói chung tại HDbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 45)

2.2.1. Về cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Về loại hình khách hàng: Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đến 31/12/2015 là 25.404 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ. Dư nợ thể nhân đạt 29.012 tỷ đồng, chiếm 51,3% tổng dư nợ. Như vậy, có thể thấy đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu ở Ngân hàng HDbank vẫn là các doanh nghiệp SME thông thường và các doanh nghiệp tư nhân/hộ gia đình/cá nhân, chiếm tỷ lệ 96,3% tổng dư nợ, tương ứng với 54.416 tỷ VND. Danh mục khách hàng có xu hướng tập trung hơn vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng, tại một số lĩnh vực đầu tư như Công ty cổ phần Sao Ánh Dương (BĐS), Công ty CP BĐS Sài Gòn Việt Nam; Công ty CP đầu tư An Phúc Thịnh.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước lại có sự phân bố dư nợ không đồng đều, chủ yếu tập trung vào 1 - 5 khách hàng lớn, như Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 … Trước đó,

trong một thời gian dài dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng lớn (chính là các DNNN) luôn nằm ở mức trên 80% tổng dư nợ tín dụng đối với loại hình kinh tế này.

Hộ kinh doanh, cá nhân tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 51,3% cơ cấu dư nợ thời điểm 31/12/2015 nhưng có mức tăng trưởng ổn định và đang có xu hướng tăng nhanh hơn dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Việc này đánh dấu sự thay đổi chiến lược tín dụng của ngân hàng, thay vì cho vay các tổ chức lớn với món vay kHồ ng lồ cùng thời hạn dài thì ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ tuy vốn vay không nhiều nhưng thời hạn thường không quá dài và ngân hàng dễ quay vòng được vốn cho khách hàng khác vay, đồng thời tạo ra sự cân đối cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.

Các công ty hợp danh có mức dư nợ thấp nhất, chỉ chiếm dư nợ 96 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2015. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã qua các năm tuy có sự tăng trưởng nhưng không nhiều và khá ổn định. Dịch vụ hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và Hiệp hội lại có xu hướng giảm, tuy có tăng trở lại vào năm 2014 nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vẫn không đáng kể.

Bảng 0.1: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của HDbank giai đoạn 2010-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm 2012 - 2016 của HDbank.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Công ty cổ phần khác 4.055.025 19,2% 6.797.857 15,4% 10.305.818 24,5% 15.852.643 28,0% 26.970.387 32,8% Công ty cổ phần nhà nước 72.605 0,3% 242.331 0,6% 163.193 0,4% 182.910 0,3% 408.783 0,5% Kinh tế tập thể, hợp tác xã 6.714 0,0% 6.166 0,0% 13.337 0,0% 17.106 0,0% 23.708 0,0% Công ty TNHH nhà nước 0,0% 760.701 1,7% 1.049.172 2,5% 0,0% 0,0% Công ty TNHH khác 3.461.794 16,4% 7.456.446 16,9% 8.029.409 19,1% 9.552.151 16,9% 13.072.900 15,9% Công ty TNHH nhà nước 100% 509.823 2,4% -- 0,0% -- 0,0% 850.032 1,5% 1.979.499 2,4% Doanh nghiệp tư nhân 125.919 0,6% 664.535 1,5% 544.920 1,3% 730.956 1,3% 883.170 1,1% Công ty liên doanh nước ngoài 16.048 0,1% 23.867 0,1% 1.399 0,0% 5.690 0,0% 0,0% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 82.003 0,4% 96.478 0,2% 177.284 0,4% 422.873 0,7% 332.240 0,4% Công ty hợp danh 813 0,0% 4.747 0,0% 1.890 0,0% 96 0,0% 0,0% Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, và hiệp hội 567 0,0% 4.697 0,0% 46.530 0,1% 10.104 0,0% 0,0% Hộ kinh doanh- Kinh tế cá thể 1.266.150 6,0% 1.502.025 3,4% 732.504 1,7% 692.517 1,2% 1.276.613 1,6% Công ty nhà nước 379.310 1,8% 668.788 1,5% 592.891 1,4% 604.735 1,1% 513.032 0,6% Khác 269.863 1,3% 816.839 1,9% 1.427.102 3,4% 48.587 0,1% 34.668 0,0% Cá nhân 10.901.190 51,5% 24.985.018 56,7% 18.907.143 45,0% 27.588.435 48,8% 36.729.422 44,7% Tổng 21.147.824 100% 44.030.495 100% 41.992.592 100% 56.558.835 100% 82.224.422 100% 2016 Chỉ tiê u 2012 2013 2014 2015

Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế

HDbank luôn ưu tiên cho vay đối với các hoạt động kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân và chú trọng cho vay vào các ngành kinh tế mũi nhọn và có tính ổn định cao như khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy, xăng dầu, xi măng, hóa chất...

Bảng 0.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của HDbank giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Hoạt động làm thuê các công việc

trong các hộ gia đình, Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

9.346.442 44,2% 17.180.175 39,0% 14.056.153 34,4% 28.172.385 49,8% 36.063.574 43,9%

Xây dựng 1.457.587 6,9% 2.493.831 5,7% 3.089.057 7,6% 5.000.975 8,8% 9.059.197 11,0% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản 1.232.434 5,8% 2.028.116 4,6% 2.001.536 4,9% 3.795.381 6,7% 4.387.144 5,3% công nghiệp chế biến, chế tạo 1.298.272 6,1% 3.441.579 7,8% 2.844.206 7,0% 2.124.555 3,8% 4.571.492 5,6% Sản xuấ và phân phối điện, kí đốt,

nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

713.327 3,4% 823.652 1,9% 1.480.328 3,6% 2.016.680 3,6% 2.608.913 3,2% Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô

tô, mô tô, xe máy và động cơ khác

532.676 2,5% 4.084.369 9,3% 1663391 4,1% 1.986.680 3,5% 2.084.496 2,5% Hoạt động kinh doanh bất động

sản 346.462 1,6% 1.478.683 3,4% 1.141.046 2,8% 1.557.967 2,8% 4.679.177 5,7% Dịch vụ lưu trú và ăn uống 195.259 0,9% 487.654 1,1% 131.975 0,3% 1.526.513 2,7% 4.534.253 5,5% Vận tải kho bãi 186.981 0,9% 486.800 1,1% 735.733 1,8% 1.011.046 1,8% 2.256.132 2,7% Hoạt động tài chính, ngân hàng

vào bảo hiểm 75.348 0,4% 541.954 1,2% 445.451 1,1% 830.885 1,5% 1.430.077 1,7% Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ

chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

20.324 0,1% 14.814 0,0% 170.520 0,4% 549.748 1,0% 585.454 0,7% Hoạt động hành chính và dịch vụ

hỗ trợ 60.621 0,3% 111.047 0,3% 510.152 1,2% 511.028 0,9% 468.166 0,6% Hoạt động chuyên môn, khoa học

và công nghệ 369.082 1,7% 431.216 1,0% 141.664 0,3% 300.358 0,5% 362.498 0,4% Giáo dục và đào tạo 5.773 0,0% 192.194 0,4% 297.998 0,7% 220.737 0,4% 155.806 0,2% Thông tin và truyền thông 599.318 2,8% 294.683 0,7% 888.072 2,2% 218.281 0,4% 406.587 0,5% Khai khoáng 222.533 1,1% 498.214 1,1% 262.782 0,6% 125.504 0,2% 85.655 0,1% Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 26.163 0,1% 82.558 0,2% 68.506 0,2% 85.088 0,2% 68.974 0,1% Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 34.994 0,2% 53.989 0,1% 21.957 0,1% 63.454 0,1% 82.933 0,1% Cung cấp nước; hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nước thải 4.906 0,0% 9.786 0,0% 6.156 0,0% 28.736 0,1% 103.309 0,1% Hoạt động dịch vụ khác 4.419.323 20,9% 9.295.176 21,1% 10.902.845 26,7% 6.432.844 11,4% 8.230.535 10,0%

Tổng 21.147.825 100% 44.030.490 100% 40.859.528 100% 56.558.845 100% 82.224.372 100% 2016 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Trong năm 2015, Đứng đầu trong số ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất luôn là hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình, ổn định ở mức 40%, sau đó là hoạt động dịch vụ khác (xấp xỉ 12%). Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và động cơ khác và sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng có mức dư nợ gần tương đương nhau và tăng trưởng cùng tốc độ như nhau. Tỷ trọng này đang được đánh giá là phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cơ cấu tín dụng theo ngành được duy trì khá ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao của HDbank là : Cho vay vận tải, kinh doanh bất động sản, xi măng, ngành dệt may và các sản phẩm dệt may, sắt thép, vật liệu xây dựng,các sản phẩm từ gỗ, thủy sản.

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tín dụng

Bảng 0.3: Cơ cấu tín dụng của HDbank theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 17.575.946 83,1% 32.651.723 74,2% 19.019.023 45,3% 22.060.108 39,0% 34.052.485 41,4% Nợ trung hạn 1.794.862 8,5% 7.437.054 16,9% 14.450.346 34,4% 20.162.349 35,6% 29.487.894 35,9% Nợ dài hạn 1.777.017 8,4% 3.941.715 9,0% 8.523.222 20,3% 14.336.378 25,3% 18.683.993 22,7% Tổng 21.147.825 100% 44.030.492 100% 41.992.591 100% 56.558.835 100% 82.224.372 100% 2016 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm,2012 - 2016 của HDbank.

Nhìn chung tỷ trọng của ba loại kỳ hạn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tín dụng của HDbank giai đoạn 2012 - 2016 không đồng đều. Cơ cấu lệch hẳn về phía tín dụng ngắn hạn, qua các năm có xu hướng giảm dần (từ 83,1% năm 2012 xuống 39% năm 2015, tuy nhiên duy trì tỷ trọng cao trong cơ cấu ở mức trên 40%. Tín dụng trung hạn thì chiếm mức ổn định ở mức là 20%. Tín dụng dài hạn có xu hướng tăng trưởng từ 8,4% năm 2012 lên 20,3% năm 2014 và 35,9% năm 2016. Trong thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do

nhiều yếu tố, định hướng cơ cấu thời gian cho vay của HDbank tập trung vào cho vay ngắn hạn đã giúp ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro.

Biểu đồ 0.3: Cơ cấu tín dụng của HDbank theo kì hạn tín dụng giai đoạn 2012 - 2016

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm,2012 - 2016 của HDbank.

2.2.2. Chất lượng tíndụng

Bảng 0.4: Cơ cấu tín dụng của HDbank theo nhóm nợ giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhóm 1 19.415.924 91,81% 40.774.538 92,74% 40.126.950 95,56% 54.474.049 96,31% 79.734.077 95,58% Nhóm 2 1.234.341 5,84% 1.639.224 3,73% 911.966 2,17% 1.187.695 2,10% 1.291.514 1,55% Nhóm 3 354.754 1,68% 402.052 0,91% 190.265 0,45% 288.405 0,51% 376.621,00 0,45% Nhóm 4 116.906 0,55% 221.574 0,50% 146.697 0,35% 335.861 0,59% 460.699,00 0,55% Nhóm 5 25.900 0,12% 929.460 2,11% 616.714 1,47% 272.825 0,48% 361.461,00 0,43% Nợ xấu 497.560 2,35% 1.553.086 3,53% 953.676 2,27% 897.091 1,59% 1.198.781 1,44% Tổng 21.147.825 100% 43.966.849 100% 41.992.591 100% 56.558.835 100% 83.423.153 100% 2016 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm,2012 - 2016 của HDbank.

dư nợ, đang có hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu lên đến 3,53% nhưng tới năm 2016 thì đã giảm xuống còn 1,06%. Không những tỷ trọng nợ xấu thấp mà tỷ trọng nợ nhóm 2 cũng thấp tương ứng, năm 2016 thấp hơn tổng nợ xấu. Như vậy, tổng nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng rất lớn, 4 năm xấp xỉ 97%.

Biểu đồ 0.4: Tỷ lệ nợ xấu và giá trị nợ xấu HDbank giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất các năm, 2012 - 2016 của HDbank.

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2016 của HDbank ở mức thấp nhất so với trước đây, đạt 1,06% (giảm tới 2,47% so với cuối năm 2013). Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2013 - 2016, toàn hệ thống HDbank đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi vào cuối năm 2016. Có thể nói đây là những con số rất khả quan về tình hình dư nợ của HDbank, vừa tăng về giá trị vừa giảm được tỷ trọng nợ có vấn đề, bao gồm cả nợ xấu được đánh giá là không thể thu hồi được.

2.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại HDbank

Sơ đồ 0.1: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro HDbank

Nguồn: Báo cáo thường niên 2015 của HDbank.

Cụ thể một số bộ phận chính sau:

Hội đồng quản trị:

 Xây dựng định hướng và chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro của Ngân hàng;

 Phê duyệt/điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, định hướng và quy mô phát triển tín dụng của HDbank theo từng thời kỳ;

 Bổ nhiệm/miễn nhiệm các lãnh đạo cao cấp của HDbank: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc Khối, Giám đốc/Phó Giám đốc Vùng và các chức danh tương đương;

 Quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển kinh doanh, bộ máy hoạt động của HDbank;

Phòng kiểm toán nội bộ:

 Giúp việc cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị trong việc giám sát hoạt động của hệ thống HDbank;

 Thực hiện kế hoạch kiểm toán nộ bộ, kiểm tra và giám sát sự tuân thủ của hệ thống (Hội sở và các đơn vị kinh doanh);

 Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, kiểm toán độc lập trong việc thanh tra, kiểm toán hệ thống, các đơn vị kinh kinh doanh;

 Phối hợp với Phòng pháp chế và giám sát tính tuân thủ pháp luật của các quy trình, quy định do HDbank ban hành;

 Thanh tra nội bộ theo kế hoạch và theo yêu cầu của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban điều hành;

Ủy ban quản lý rủi ro:

 Là cơ quan cao nhất trong bộ máy phê duyệt tín dụng của HDbank;

 Quyết định thành lập và giải thể các cấp phê duyệt khác;

 Bổ nhiệm/miễn nhiệm Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban tín dụng;

 Định hướng về phê duyệt tín dụng cho các cấp phê duyệt;

 Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư vượt quá thẩm quyền của Uỷ ban tín dụng;

Ủy ban tín dụng:

Do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch Ủy ban, Tổng Giám đốc làm Phó Chủ tịch thứ nhất, Giám đốc Khối quản lý tín dụng làm Phó Chủ tịch và các uỷ viên gồm: Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc Khối bán lẻ, Giám đốc Khối quản lý rủi ro, Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng, Giám đốc Tái thẩm định;

Chủ trì cuộc họp UBTD phải là Chủ tịch Ủy ban hoặc một trong hai Phó Chủ tịch và phải có ít nhất 4 thành viên tham dự, quyết định theo đa số;

Ủy ban tín dụng HDbank có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Quản trị cơ cấu dư nợ (thông qua định hướng về cơ cấu dư nợ trên toàn hệ thống theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn hoạt động) và chất lượng tín dụng toàn hệ thống theo định hướng tín dụng;

sách khách hàng, kiểm soát nộ bộ và đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy định đã được phê duyệt; Rà soát, điều chỉnh hạn mức tín dụng, chính sách tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng;

+ Phê duyệt các các khoản cấp tín dụng, đầu tư trong thẩm quyền của Ủy ban tín dụng:

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng và đầu tư vốn vượt thẩm quyền giao cho Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng;

Phê duyệt cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo;

Phê duyệt các sản phẩm tín dụng, chính sách giá đối với các sản phẩm tín dụng và từng loại khách hàng;

+ Quyết định việc thành lập và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cấp phê duyệt tín dụng cấp dưới; Quyết định thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các cấp phê duyệt của toàn hệ thống, trừ thẩm quyền của Ủy ban quản lý rủi ro;

+ Phê duyệt danh sách các cá nhân và hạn mức phê duyệt giao cho mỗi cá nhân theo đề xuất của Tổng Giám đốc;

+ Quyết định chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng; thông qua các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro;

2.3.2. Quy trình cấp tín dụng tại HDbank

Quy trình cấp tín dụng hiện tại

Với đề án cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)