Nhóm biện pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 107 - 108)

3.2.2.1. Thuê chuyên gia pháp luật làm tư vấn trong hoạt động cho vay cũng

như hoạt động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

Các cán bộ tín dụng của ngân hàng được trang bị chưa nhiều về kiến thức pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế mà nếu có thì cũng không thể hiểu biết sâu sắc với nó. Chính vì vậy cần có chuyên gia tư vấn pháp luật trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Các chuyên gia này sẽ xác định sự hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn, ngăn chặn tình trạng sử dụng giấy tờ giả để vay vốn ngân hàng. Trong quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng vay vốn, thế chấp, cầm cố, ngân hàng cần có những chuyên gia hiểu biết về pháp luật tham gia góp ý kiến về từng điều khoản cụ thể của hợp đồng để nội dung của nó phù hợp với những qui định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng. Khi tiến hành các biện pháp xử lý nợ khó đòi có liên quan đến các cơ quan pháp luật thì những chuyên gia này là người trực tiếp tham gia làm việc với cơ quan đó và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ngân hàng.

3.2.2.2. Tăng cường công tác hỗ trợ khách hàng sau cho vay

Không chỉ thẩm định khách hàng, cho vay và thu hồi nợ, và bán tài sản bảo đảm nếu khách hàng không trả được nợ mà một ngân hàng muốn phát triển cần quan tâm tới khách hàng, quan tâm tới tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và đưa ra những lời khuyên cụ thể giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Hiện nay, HDbank chưa chú trọng đến công tác hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. Để làm được điều này ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ am hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, am hiểu về thị trường của sản phẩm. Ngân hàng cần thường xuyên cử người xuống xem xét tình hình hoạt động của khách hàng để có những lời khuyên kịp thời, đồng thời tư vấn cho khách hàng những ngành nghề đang được ngân hàng ưu tiên cho vay, tư vấn về chủ trương chính sách sao cho thuận lợi cho khách hàng và đạt hiệu quả cao. Nếu làm được điều đó ngân hàng sẽ tạo được sự tín nhiệm và giữ được khách hàng lâu dài.

3.2.2.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các cơ quan chức năng

Có thể nói việc thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng có một ý nghĩa rất lớn, đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay. Việc củng cố, tạo lập mối quan hệ bền chặt với các cơ quan hữu quan và các cơ quan chức năng sẽ giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng và phù hợp với xu thế, đồng thời tránh được sự gây khó dễ hay cản trở làm chậm trễ quá trình xử lý tài sản, thu hồi nợ của ngân hàng .

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng bằng TSĐB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 107 - 108)