Ứng phó và kiểm soát rủi ro tíndụng bằng Bất động sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 85)

Xem trên biểu đồ ta thấy, chỉ số này được duy trì khá ổn định qua các năm nhưng đang có xu hướng ở ngưỡng 0,45 cho thấy mức độ thắt chặt yêu cầu đảm bảo của ngân hàng, đòi hỏi giá trị BĐS lớn hơn để làm tăng trách nhiệm của khách hàng và cơ sở thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay ngân hàng thường cố tình định giá giảm TSBĐ và chỉ cho vay ở tỷ lệ thấp.

Đối với hình thức thế chấp, ngân hàng thường cho vay tối đa 70% giá trị tài sản. Khách hàng thường thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, giá trị của tài sản này thường khá lớn trong khi ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn (năm 2016, tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 42,4%/ tổng dư nợ) nên nhu cầu vốn thường không cao lắm, nên tỷ lệ cho vay/ giá trị TSĐB chỉ là dưới 60%.

2.4.3. Ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng bằng Bất động sản đảm bảo tại HDbank. HDbank.

2.4.3.1 Tình hình nợ xấu đối với tài sản đảm bảo thế chấp bằng BĐS

tín dụng, hoàn thiện và vận hành mô hình quản trị rủi ro, công tác quản trị rủi ro tín dụng ngoại tệ tại HDbank đã có những bước đột phá, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Trong bối cảnh Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia.. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và nhiệm vụ của NHNN trong đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, là lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Lần lượt các Quyết định và Thông tư được ra đời: như - Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT - NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); - Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC).

Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu.- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện

việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 01/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần. Và VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.

Nằm trong bối cảnh đó, HDbank cũng tích cực phối hợp với VAMC thực hiện cơ cấu nợ xấu. Về tình hình nợ xấu thế chấp bằng BĐS tại HDbank đã bán cho VAMC như sau:

Bảng 0.11: Tình hình thế chấp BĐS chuyển sang xử lý VAMC tại HDbank 2015 - 2016

Chỉ tiêu 2015 2016

Dư nợ thế chấp bằng BĐS 38.111.604 47.083.295

Giá trị định giá BĐS 89.643.471 115.562.962

Số lượng khách hàng thế chấp bằng BĐS 35.787 43.557 Du nơ chuyển thế chấp BĐS chuyển sang VAMC 1.388.155 1.057.020 Giá trị định giá thé chấp BĐS chuyển sang VAMC 9.055.357 8.428.983 Số lượng khách hàng thế chấp bằng BĐS chuyển sang

VAMC

919 926

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của HDbank các năm 2015 - 2016.

Trước tình hình đó, từ cuối năm 2014, Ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý và xử lý nợ xấu, do đó đã phần nào kiểm soát và hạn chế đà tăng của nợ xấu. Đến cuối năm thời điểm 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần và chỉ chiếm 1,37% tổng dư nợ và đến thời điểm 31/12/2016, nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng 1,06% tổng dư nợ. Về hợp tác với VAMC, HDbank phối hợp VAMC mua nợ xấu

chủ yếu là khách hàng thế chấp bằng BĐS với số lượng là 926 khách hàng với giá trị định giá tài sản thế chấp là 9.055 tỷ đồng… Nợ xấu giải đoạn 2015 - 2016 đáng chú ý ở một số ngành kinh tế như khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; khai khoáng; sản xuất sợi dệt; khai thác, chế biến gỗ; sản xuất, cán thép; sản xuất gạch ngói; kinh doanh bất động sản; thương mại; vận tải đường sông; đường biển... Trong đó, tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (tỷ lệ nợ xấu lên tới 1.079 tỷ đồng tại thời điểm 30/06/2015). Nợ xấu trong lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS hiện này là một điều không thể tránh khỏi ở các NHTM khi thị trường trong nước và cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Nhưng các NHTM đang nỗ lực cải thiện nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Trong những năm qua, với nhiều cố gắng, Ngân hàng HDbank đã có nhiều thành tích nổi bật.

Bảng 0.12: Tỷ trọng nợ xấu cho vay bất động sản 2015 - 2016

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Quý I 2015 Quý II 2015 Quý III 2015 Quý Iv 2015 Quý I 2016 Quý II 2016 Quý III 2016 Quý IV 2016 Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) 783.926 1.269.623 551.296,40 719.743,20 831.625,86 922.791,08 1.084.048,93 790.011,01

Nợ xấu/Tổng dư nợ 2,05% 2,87% 1,20% 1,37% 1,35% 1,40% 1,60% 1,06%

Nợ xấu cho vay kinh doanh BĐS 936.549 1.079.081 381.857 421.909 543.448 642.340 651.566 368.931

Nợ xấu cho vay kinh doanh

BĐS/Tổng dư 2,44% 2,44% 0,83% 0,80% 0,88% 0,98% 0,99% 0,50%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quản trị rủi ro của HDbank. các năm 2014 - 2016.

Đến thời điểm 30/06/2015, HDbank sở hữu 2,44% nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS/Tổng dư nợ, tức là khoảng 85% tổng nợ xấu. Tuy nhiên, đến năm 31/12/2015 nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ còn chiếm 59%. Có thể thấy nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh bất đống sản có xu hướng giảm qua các năm: tại quý II năm 2015 giảm mạnh từ 1.079 tỷ đồng xuống còn 421 tỷ đồng tại thời cuối năm 2015. Đến 31/12/2016 con số này xuống còn 368 tỷ đồng. Lí do thứ nhất giải thích cho vấn đề trên liên quan đến định hướng tín dụng của HDbank, tăng trường tín dụng tại các ngành nghề khác. Xu hướng năm 2014 -2016, các TCTD đều tăng trưởng thận trọng với các khách hàng xin vay vốn với mục đích liên quan đến BĐS và tích cực thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ cần chú ý. Cụ thể tổng dư nợ năm 2015 tăng lên 14.155 tỷ đồng trong đó dư nợ BĐS chỉ tăng lên 6.147 tỷ đồng. Lý do thứ hai là do

chu kỳ kinh doanh lĩnh vực BĐS: trong giái đoạn 2015 -2016, thị trường BĐS bắt đầu khởi sắc, các doanh nghiệp có nguồn thu để trả nợ được ngân hàng. Bước sang năm 2016 nền kinh tế đã khởi sắc, tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực này có xu hướng giảm chút ít trong những quý đầu năm (từ 0,88% lên 0,98% và 0,99%). Đến thời điểm 31/12/2016, giảm mạnh xuống còn 0,5% Ngoài ra do dư nợ tín dụng tăng nên tỷ trọng nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS/ Tổng dư nợ giảm.

2.4.3.2 Tình hình quản lý tài sản bảo đảm BĐS

Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ đối với HDbank và các tổ chức tín dụng khác, thì bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại Giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tại HDbank, trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ Giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

HDbank theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm trong suốt thời gian vay vốn, bảo lãnh tín dụng. Trong quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm, nếu phát hiện bên bảo đảm không thực hiện đúng các thoả thuận theo hợp đồng bảo đảm đã ký; tài sản bảo đảm không được bảo quản tốt, hoặc bị giảm sút giá trị (không kể hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá), HDbank có quyền yêu cầu bên bảo đảm khắc phục các vi phạm đó.

2.4.3.3 Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm

Thu hồi nợ là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, bao gồm thu hồi gốc và lãi của các khoản vay đến hạn, quá hạn và các khoản trả nợ trước hạn; để đảm bảo việc thu hồi nợ và hạn chế nợ quá hạn, HDbank quy định các quản lý khách hàng có trách nhiệm:

 Theo dõi và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng theo các quy định đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng;

Lập và trình trưởng phòng tín dụng ký thông báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ hạn trả nợ ít nhất 5 ngày làm việc gửi cho khách hàng;

Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng;

Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ;

Tích cực xử lý sớm các khoản vay có dấu hiệu bất thường;

Thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ có hiệu quả;

Thực hiện quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ;

Đối với các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày (nợ xấu), HDbank quy định các đơn vị kinh doanh phải chuyển hồ sơ và phối hợp với Trung tâm quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi nợ.

Thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật có liên quan về việc xử lý tài sản bảo đảm cho vay thu hồi nợ, theo đó HDbank đã quy định.

Về Nguyên tắc xử lý TSĐB

a. Về nguyên tắc xử lý tài sản :

Theo Quy chế về bảo đảm tiền vay của HDbank, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng được thực hiện theo các nguyên tắc :

- Nếu bên vay hoặc bên bảo lãnh không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng , tài sản đảm bảo sẽ được xử lý để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

- Đồng thời, ngân hàng đề cao sự hợp tác, thoả thuận và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý tài sản bảo đảm để giải quyết nhanh gọn, hợp lý và giảm chi phí xử lý tài sản. Trong trường hợp các bên không thể tự xử lý được, ngân hàng chủ động, kiên quyết yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết.

- Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong tài sản và thực sự thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên trước bạ cho ngân hàng nếu nhận gán nợ.

- Về thứ tự thanh toán thu nợ, ngân hàng quy định tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí liên quan ưu tiên toàn bộ để trả nợ cho ngân hàng theo thứ tự: trả gốc, một phần như đảm bảo cuộc sống cho chính khách hàng có tài sản bị xử lý ( nếu khách hàng thực sự gặp khó khăn ), trả lãi vay. Nếu tiền thu được từ việc bán tài sản dùng để thanh toán nợ còn thiếu, thì phải tiếp tục theo dõi, xử lý thu hồi nợ.

-Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, ngân hàng sẽ xem xét giảm, miễn lãi cho khách hàng theo các quy chế giảm, miễn lãi của Ngân hàng Nhà nước, HDbank.

Như vậy, về cơ bản đối với nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, HDbank đã áp dụng theo đúng những quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, HDbank còn đảm bảo thực hiện một cách có tình, có lý đối với khách hàng. Cụ thể, đối với tài sản thế chấp là nhà ở của các cá nhân, ngân hàng vẫn phát mại tài sản thế chấp nhưng số tiền thu được một phần sẽ được sử dụng để đảm bảo nơi ăn chốn ở cho khách hàng, phần còn lại mới là phần ngân hàng thu nợ. Như vậy, khách hàng vừa thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, vừa đảm bảo được nơi ăn chốn ở cho mình.

Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm chịu. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm sau khi trừ chi phí xử lý, ngân hàng thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi vay quá hạn, các khoản chi phí khác (nếu có). Tài sản bảo đảm sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng, bên bảo đảm có trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả ngay cho ngân hàng. Trường hợp đặc biệt, Tổng giám đốc ngân hàng có thể xem xét, quyết định cho khách hàng bổ sung tài sản khác để tiếp tục bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ còn lại của khách hàng.

Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.

khách hàng trì hoãn việc xử lý tài sản nên ngân hàng phải tự phát mại hoặc bán đấu giá tại trung tâm đấu giá.

Về phương thức xử lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và BIỆN PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG THẾ CHẤP BẰNG bất ĐỘNG sản tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 85)