Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 47 - 51)

Trong những giai đoạn trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung là khiêm tốn, chủ yếu từ năm 2001 Việt Nam mới xuất khẩu đáng kể hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng sang các nước khác. Còn từ năm 2000 trở về trước, năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém, các mặt hàng chưa tìm được thị trường xuất khẩu cho mình.

Bảng 2.8. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Năm Kim ngạch xuất khẩu cả nước (tr USD) Kim ngạch xuất khẩu nông sản (tr USD) Tỷ trọng 2001 15029 2421,3 16,1 2002 16707 2396,6 14,3 2003 20149 2672 13,2 2004 26504 4550 17,1 2005 32442 5663,8 17,5 2006 36232 6642,5 18,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2006)

mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng tới 26%. Tỷ trọng nông sản xuất khẩu những năm này chiếm khoảng từ 14%-17,6%.

Bảng 2.9. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 Mặt hàng Giá trị (tr USD) Tỷ trọng

Gạo 4427 25%

Cà phê 2594 14,65%

Hàng cói ngô dừa 687 3.88%

Cao su 2216 12,51% Hàng rau quả 1131 6,39% Hạt tiêu 608 3,43% Hạt điều 1576 8,90% Chè 412 2,33% Lạc nhân 188 1% Các mặt hàng khác 3879 21,91% (Nguồn: Tổng cục thống kê,2006)

Trong giai đoạn này, gạo và cà phê vẫn là 2 mặt hàng nông sản đem về nhiều thu nhập nhất cho Việt Nam. Đáng chú ý vào năm 2006 khi mà xuất khẩu nông sản lên tới 6,6 tỷ USD thì mặt hàng cao su cũng vươn lên cùng cà phê và gạo gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nguyên nhân là do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc.

Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam sang các nước như sau: Gạo xuất sang Philippin, Pháp, Iran, Nhật Bản, Cu ba, Đức, Thụy Sỹ, Nam Phi. Cà phê xuất sang Đức, Pháp, Ôxtraylia, các nước đông Âu. Hạt điều xuất sang Singapore, Canada, Hà Lan, Đài Loan...Cao su xuất sang: Trung Quốc, Nga, Anbanni, Hungari, Ba lan. Lạc nhân: Pháp, Canada, Đức, Nhật, Thái Lan, Malaixia...Có thể nói nông sản Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các thị trường trên thế

giới.

Từ sau khi nhập WTO, nhiều loại nông sản có cơ hội tiếp cận với thị trường của nhiều quốc gia thành viên. Đặc biệt là gạo, khi vào thị trường các nước thành viên được hưởng ưu đãi về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, không bị phân biệt đối xử như trước đây. Ngoài ra, việc gia nhập WTO cho phép các nhà sản xuất tiếp

cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng quốc tế. Diện tích có thể giảm do yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng năng suất, lượng và sản lượng lúa gạo không ngừng tăng lên. Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc sơ chế sang các sản phẩm được chế biến, thậm chí chế biến thành các mặt hàng cao cấp. Các sản phẩm từ ngành trồng trọt ngày một có giá trị cao trên thị trường thế giới.

Cụ thể, sau một năm gia nhập WTO, năm 2007, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kết quả cao với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.

Sang năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành tính đến hết tháng 12 năm 2008 đạt 16,475 tỉ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó nông sản đạt hơn 8,5 tỉ USD tăng 36,8%, thủy sản đạt hơn 4,51 tỉ USD, lâm sản đạt hơn 3 tỉ USD, tăng 16,3% so với năm 2007.

Sang năm 2009, mặc dù tình hình xuất khẩu cũng như bức tranh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã ước đạt khoảng 15 tỷ USD, trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thủy sản trên 4 tỷ USD, lâm sản trên 2 tỷ USD.

ĐVT: tỷ USD

Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi nhập WTO

12.6 16.475 15 19.15 25.5078 27.54 19.8 30.87 30.14 32.1 120% 131% 091% 128% 133% 108% 072% 156% 098% 107% 0% 50% 100% 150% 200% 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục, ước 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 9,95 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 24,22%. Có thể thấy năm nay cũng là một năm thành công của xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, mặc dù một số mặt hàng có giảm nhẹ về lượng xuất khẩu như cà phê, chè, hạt tiêu, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá. Có 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản, đồ gỗ, gạo; 1 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD (cao su) và 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (cà phê và hạt điều). Số liệu sơ bộ cho thấy năm 2010, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Ước xuất khẩu tháng 12 đạt 500 ngàn tấn, thu về 245 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt 6,88 triệu tấn, với kim ngạch 3,23 tỉ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 15,4% về lượng và tới 21,2% về giá trị. Về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả năm 2010 đạt 3,4 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ là 31,2%. Ba thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, chiếm 66,3% tỷ trọng, đều tăng trưởng khá, trong đó, Trung Quốc gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm 2010, những thuận lợi về giá và nguồn cung đang là cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam trong niên vụ mới. Ước tính lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 1,74 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và 1,5% về kim ngạch so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Nền kinh tế thế giới phục hồi dần đã tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su được giá. Lượng xuất khẩu cao su 2010 đạt được trên 760.000 tấn, cộng thêm thuận lợi về giá xuất khẩu nên kim ngạch đạt trên 2,23 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm trước). Đối với hạt tiêu, do nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu của thế giới vẫn ở mức cao, nhất là khi bước vào mùa đông nên kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tăng khoảng 24,4% so với năm trước, tương đương 433 triệu USD, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 10,4%. Như vậy, có thể nói, xuất khẩu nông sản 2010 đã có được những thành công ngoài mong đợi, nhiều mặt hàng nông sản đã được dự báo tăng giá và xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

Năm 2011, xuất khẩu nông sản đạt tốc độ tăng trưởng lẫn kim ngạch kỷ lục, tới 33,2% so với năm 2010. Các mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất,

ước đạt 13,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ; lâm sản ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ. Trong giai đoạn 2012-2016, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thì xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm. Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu nông sản giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2016 đã tăng gần 3 lần, đạt 2,46 tỷ USD và là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 3 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, đều tăng trung bình hơn 14%/năm trong giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác vẫn còn thấp, chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012, như: cà phê, chè, gạo, sắn và cao su, một phần do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới. Cà phê là nhóm hàng có nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016 nhưng trong giai đoạn 2012-2016, đây lại là mặt hàng có nhiều biến động. Năm 2016 khép lại, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những kết quả được ghi nhận với 6/8 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trừ mặt hàng chè, sắn và các sản phẩm từ sắn); xuất khẩu rau quả bứt phá mạnh; giá hạt đạt mức cao (bình quân gần 8,2 nghìn USD/tấn); lượng xuất khẩu cà phê và hạt tiêu tăng mạnh (trên 30% so với năm 2015). Tuy nhiên lượng, trị giá xuất khẩu gạo lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. (Bộ NN &PTNT 2016, tr. 11)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)