Chính phủ cần xây dựng chính sách đối với nông dân: tạo niềm tin, tăng quyền “mặc cả” và lợi ích kinh tế thực sự cho nông dân tham gia cánh đồng lớn, cụ thể:
- Tạo điều kiện tối đa để nông dân có thể tiếp cận ưu đãi nguồn vốn tín dụng từ nhà nước, theo đó, giúp người dân có vốn, có tư liệu sản xuất để có thể tham gia sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ toàn phần việc huấn luyện, đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cho nông dân theo tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường cần; đặc biệt là hỗ trợ cho chương trình sản xuất lúa theo kỹ thuật “1 phải 6 giảm”, trong đó có kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải nhà kính; Hỗ trợ kiểm định dư lượng thuốc BVTV tồn trữ trong hạt lúa.
- Hỗ trợ một phần chi phí mua giống xác nhận để nông dân loại bỏ hẳn việc sử dụng lúa hàng hóa làm lúa giống giúp nâng cao chất lượng hạt gạo, đồng thời để khuyến khích nông dân tham gia vào mô hình cánh đồng lớn có liên kết doanh nghiệp
tiêu thụ. Hỗ trợ nông dân về kỹ thuật kiểm định đồng ruộng cũng như công nhận cấp lúa giống cho các cá nhân, tổ chức để có thể thương mại trên thị trường.
- Hỗ trợ kinh phí cho nông dân từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, hệ thống điện 03 pha và bình 03 pha giúp nông dân chuyển từ bơm dầu sang bơm điện.
- Hỗ trợ hình thành HTX, THT trên cùng cánh đồng lớn (hỗ trợ các nông dân trong vùng cánh đồng lớn có cùng mục tiêu liên kết lại với nhau hình thành HTX).
- Tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua việc ổn định tiến tới giảm các chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, điện... Bên cạnh đó, để hỗ trợ người nông dân sản xuất giảm thiểu các thiệt hại, Chính phủ thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp, cấp thêm thu nhập hoặc miễn thuế cho nông dân, thực hiện bảo hiểm thu nhập, thu nhập, chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ sản xuất tại các vùng khó khăn, để người nông dân yên tâm sản xuất.
- Tập hợp nông dân trong từng vùng sản xuất đã xác định theo các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các cụm liên kết sản xuất. Trong giai đoạn này, vai trò hỗ trợ người nông dân từ phía các chủ thể còn lại, đặc biệt từ phía Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh việc hỗ trợ nhà nông về tư liệu sản xuất như đất đai, vốn; hỗ trợ đầu vào như con giống, cây giống, phân bón v.v người nông dân còn cần nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý để họ có thể bảo đảm lợi ích của mình ữong mô hình liên kết sản xuất. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách để các doanh nghiệp và nhà khoa học phải phối hợp tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân một cách cụ thể những kiến thức và kỹ năng mới theo quy trình kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra những nông sản phẩm có giá trị và chất lượng cao.