Để cùng lúc thực hiện các Hiệp định của WTO nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, chúng ta cần có nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất, mà không được vi phạm quy định của WTO. Đối chiếu với các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp, nên vận dụng các biện pháp trợ cấp được phép, không hạn chế thuộc nhóm các trợ cấp gián tiếp Hộp Xanh lá cây (Green box) và Hộp Xanh lơ (Blue box).
Trong khả năng đầu tư hiện nay, Việt Nam cần tăng cường chú trọng các giải pháp sau:
*Tăng cường quy hoạch nông nghiệp
Thực tế cho thấy, tiềm năng và vai trò của nông nghiệp là rất to lớn, cả hiện tại và tương lai. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá các kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp và ngân hàng, cũng như cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững.
Để tạo động lực mới cho các chính sách trợ cấp nông nghiệp thời gian tới, cần chú ý hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, quản lý ổn định các quy hoạch kinh doanh vùng nông nghiệp chuyên canh theo mô hình công nghiệp.
Chính phủ đã chỉ đạo giữ ổn định 3,8 triệu ha trồng lúa và phát triển nông nghiệp theo huớng chuyên canh, sử dụng giống và công nghệ cao v.v, Tuy nhiên, cần thể hiện chủ trương này trên thực tế bằng các quy hoạch có chất lượng khoa học và cơ sở pháp lý cao. Đồng thời, rà soát và hoàn thiện các luật chuyên ngành có liên quan (trong đó có luật Đất đai), nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dồn điền-đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, hình thành những cánh đồng mẫu lớn, giá trị gia tăng cao theo mô hình kinh doanh tiên tiến, có sự kết hợp từ đầu và chặt chẽ giữa “các nhà” v.v, trong đó có các NHTM. Đây là điều kiện hàng đầu để mở rộng đối tượng cho vay không chỉ sản xuất, mà còn cả đối tượng chế biến, tiêu thụ; phát triển cho vay theo các chuỗi cung ứng và liên kết sản xuất-tiêu thụ trọn gói; Đồng thời, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cũng như kinh tế cả nước theo mục tiêu Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đã được Chính phủ thông qua đầu năm 2013.
Với tinh thần đó, cần chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các ngành thực hiện công tác quy hoạch phát triển các vùng, tiểu vùng chuyên canh, thâm canh nông nghiệp; tăng cường các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, về kinh tế nông thôn, về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa làm ra; Thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; lựa chọn những sản phẩm chủ
lực có thế mạnh của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ và có thể tổ chức theo chuỗi giá trị; cho vay tín dụng cũng phải bám sát với tổ chức lại sản xuất thì mới hiệu quả. Hơn nữa, trong chính sách tín dụng tới đây, ngoài chính sách chung thì phải có những chương trình riêng cho những sản phẩm chủ lực. Ví dụ như, cá tra, lúa gạo, cà phê, với mỗi đối tượng như vậy có cách khác nhau trong quá trình sản xuất cũng như thị trường thì chúng ta phải có chính sách riêng về tín dụng cho phù hợp. Trong thời gian tới, các ngân hàng nên gia tăng vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh doanh có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong các hợp tác xã hoặc cụm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng. Song song đó, các địa phương cũng có thể nghiên cứu phát triển mô hình hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để cung ứng vốn, các dịch vụ ngân hàng cho nông dân, cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khép kín, gia tăng đồng bộ chuỗi giá trị trong nông nghiệp từ khâu sản xuất, gieo trồng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
*Tăng cường chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển
Từ khi gia nhập WTO cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng đã đầu tư xây dựng khá đầy đủ hệ thống đường giao thông, điện nước, trường học, trạm xá, thông tin liên lạc... ở hầu hết các thôn xã. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nhỏ các xã trên địa bàn cả nước còn có nhiều yếu kém, trong thời gian tới Việt Nam cần tiến hành các biện pháp xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, trong vấn đề này, chính phủ chỉ cần chú ý củng cố cơ sở hạ tầng cho phù hợp với điều kiện hiện tại, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, khi có một cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế về mọi mặt như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Thông qua đó, thực hiện hỗ trợ thông qua việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp thông qua các hình thức như dồn điền đổi thửa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp, thay thế dần sản xuất nhỏ bằng sản xuất lớn, rút lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành khác. Đây là cơ sở để tiến đến phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao, đủ sức để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cũng như xuất khẩu nước ngoài.
Thời gian tới, Việt Nam cũng cần tăng cường nguồn lực tài chính, cơ chế cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao. Theo báo cáo của cả nước, nhiều người dân thiếu vốn sản xuất, dư nợ tín dụng cho chăn nuôi, trồng trọt chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Dân muốn mở rộng sản xuất nhưng không tiếp cận được vốn ngân hàng vì yêu cầu phải có tài sản thế chấp, trong khi gia tài của nông dân chỉ có mảnh đất, căn nhà giá vài trăm triệu nhưng dự án sản xuất cần vay tới vài tỷ thì ngân hàng khó cho vay.
Chính phủ cần đánh giá lại các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn để xem chính sách nào là đòn bẩy, xuyên suốt để tập trung thực hiện. Trong phát triển tín dụng cho nông nghiệp, các ngân hàng cần "đi cùng" người nông dân, hợp tác xã từ khi có dự án tới khi ra được sản phẩm chứ không coi nặng tài sản thế chấp ngay từ đầu.
Ngoài ra chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân, nhưng hiện nay chỉ 6% số doanh nghiệp đầu tư vào.
* Tăng cường xây dựng chính sách với doanh nghiệp
Chính phủ cần cây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại. Mắt xích quan trọng nhất là liên kết doanh nghiệp và nông dân. Để gắn kết mối liên kết này, đầu tiên phải đi từ doanh nghiệp. Bởi, doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để định hướng sản xuất, hỗ trợ đầu vào, giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Nhưng, đặc thù trong sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh… nên nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần phải có các cơ chế, chính sách thật sự thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể như:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về quỹ đất (như chuyển mục đích sử dụng đất, miễn giảm thuế v.v) để phục vụ xây dựng cụm dịch vụ lúa – gạo đồng bộ (hệ thống sấy, nhà kho, nhà máy xay xát, chế biến sau thu hoạch, xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân phục vụ cho mô hình cánh đồng lớn).
- Được giới thiệu tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống sấy, kho tồn trữ, nhà máy xay xát, chế biến sau thu hoạch; Hỗ trợ vay vốn tín dụng với mức lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư mua sắm công nghệ tiên tiến trong khâu gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, sấy, tồn trữ, chế biến, tiêu thụ lúa - gạo; Được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi ngắn hạn theo quy định để đảm bảo thực hiện tiêu thụ hết sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng ký kết với nông dân ngay từ đầu vụ; Ưu tiên nhiều hơn các nguồn vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp để ứng vốn cho nông dân đẩy mạnh hoạt động sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ về kỹ thuật canh tác lúa bền vững, theo dõi, kiểm tra, kiểm định về chất lượng giống, chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường cần phục vụ chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu lúa gạo.
- Hỗ trợ tài chính cho mua sắm công nghệ sấy trong cụm dịch vụ lúa gạo; Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ để chế biến phụ phẩm từ nghề trồng lúa (rơm - rạ, tro, trấu, cám...) thành năng lượng hoặc sản phẩm giá trị gia tăng; Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp chế biến nông sản thành các sản phẩm khác có giá trị gia tăng hơn là nông sản xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.
*Tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ
Ngoài ra, chính phủ có thể tăng vốn đầu tư trực tiếp phát triển nông nghiệp theo hướng ưu tiên nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra những đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ trương đầu tư cần quan tâm cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, giảm thất thoát và gia tăng giá trị của sản phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những hạn chế về chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam so với quy định của WTO, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong chương 3. Theo đó, các giải pháp chính là xây dựng chiến lược trợ cấp nông nghiệp sát với tình hình thực tiễn; Nâng cao lợi ích cho người nông dân trong chính sách trợ cấp; Tận dụng triệt để khả năng trợ cấp theo quy định WTO.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO được hơn 10 năm. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết những quy tắc của WTO trong đó có cam kết về trợ cấp nông nghiệp.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về trợ cấp nông nghiệp, những quy cam kết phải tuân thủ khi tham gia WTO về trợ cấp nông nghiệp, thêm vào đó, chương 1 cũng cập nhật kết quả đàm phán mới nhất tại Nairobi, đồng thời cũng đưa ra những chính sách trợ cấp nông nghiệp của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận đưa ra chương 1, trong chương 2, tác giả phân tích tình hình ngành nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, đồng thời nêu rõ những cam kết mà Việt Nam phải chấp hành theo quy định WTO về trợ cấp trong nông nghiệp. Tác giả đã đưa ra những chính sách trợ cấp mà Việt Nam đã thực hiện kể từ sau khi gia nhập WTO tới nay, từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét với chính sách trợ cấp của Việt Nam so với quy định của WTO.
Qua quá trình phân tích thực trạng chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam. Trên thực tế, cho đến nay Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 10 năm, đây là khoảng thời gian không ngắn để Việt Nam thực hiện đổi mới những chính sách trợ cấp nông nghiệp sao cho phù hợp với những quy định của WTO, tuy nhiên những chính sách này chưa thực sự hoàn thiện và còn những hạn chế, do đó, những giải pháp đề xuất để góp phần tạo điều kiện cho các chính sách trợ cấp có thể toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc An, Cơ hội và thách thức ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 15/2012, tr. 14 – tr.15
2. Lê Tuyết Anh (2013), WTO và những cam kết trợ cấp nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2013.
3. Bộ NN &PTNT, Dự thảo đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn sau khi gia nhập WTO, Báo Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số
17/1998, tr 10- tr 35.
4. Bộ NN &PTNT, Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp, Hà Nội 2016.
5. Bộ NN &PTNT, Báo cáo phát triển nông nghiệp – 10 năm nhìn lại từ sau WTO,
Hà Nội năm 2016.
6. Bộ NN &PTNT, Tác động của WTO đến nông nghiệp Việt Nam, đặc san chuyên
đề phục vụ lãnh đạo, Hà Nội năm 2015.
7. Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo về việc Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội năm 2006.
8. Bộ kế hoạch và đầu tư, Gia nhập WTO và việc vận dụng có hiệu quả chính sách
trợ cấp ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên đề cấp Bộ, Hà Nội năm 2015.
9. Trần Ngọc Ca, Trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, Bài trình bày tại hội thảo “Việt Nam trong WTO: những xu hướng tương lai về chính sách” năm 2006. 10. Nguyễn Thành Công, Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời
sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006.
11. Nguyễn Thọ Điền, Trợ cấp nông Việt Nam và những quy định của WTO, tập san ĐHQG Hà Nội, 2015.
12. Phạm Vân Đình, Giáo trình chính sách nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội năm 2012.
13. Nguyễn Thị Liên, Các giải pháp đổi mới chính sách tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2012.
14. Hoàng Hải, Nông nghiệp Châu Á, những kinh nghiệm phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1996.
15. Chử Văn Lâm, Những vấn đề kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1991
16. Nguyễn Văn Luyền, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
hiện nay, Luận án tiến sỹ Đại học TM, 1999.
17. Võ Đại Lược, Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, thành công và thách thức, Nhà xuất bản thế giới, 2006.
18. Nguyễn Thế Nhã, Hoàng Văn Hoa (1995), Vai trò Nhà nước trong phát triển nông
nghiệp Thái Lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
19. Lê Thị Nghệ, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn – xu hướng và
yêu cầu khi gia nhập WTO, Tập san nghiên cứu Viện kinh tế nông nghiệp, Bộ
NN&PTNT số 12/2001, tr. 13-tr. 62.
20. Nguyễn Huy Oánh, Kinh tế trang trại với vấn đề thực hiện CNTB Nhà nước trong nông nghiệp, Tạp chí NCKT, Hà Nội, số 8/1998 tr.15-tr.49
21. Lê Quốc Phong, Quy định trong hiệp định nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản, luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Nghiệp, 2012.
22. Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn khi gia
nhập WTO,Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 7/1999, Hà Nội.
23. Chu Hữu Quý, Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, nông nghiệp Việt Nam.