Những vấn đề đặt ra đối với chính sách hỗ trợ Nông nghiệp của Việt Nam so vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 76 - 80)

so với quy định của WTO

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều chính sách trợ cấp như hỗ trợ giống cây trồng, bình ổn giá, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nông dân, chính sách nghiên cứu phát triển ngành nông nghiệp… nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp cho ngành nông nghiệp có những kết quả tốt. Các chính sách đều nằm trong khuôn khổ quy định của WTO.

Điều này được thể hiện qua sự phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp Việt Nam qua hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO được phân tích tại phần 2.1 của luận văn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những vấn đề đặt ra cần giải quyết, cụ thể: Một là, chưa có chiến lược dài hạn trong trợ cấp nông nghiệp

WTO yêu cầu việc trợ cấp nhải có chương trình cụ thể, tiêu chí rõ ràng Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của Việt Nam thường xử lý theo tình huống và ứng phó ngắn hạn với thị trường, không tuân theo một chương trình tổng thể hay một kế hoạch được Chính phủ phê duyệt trước... Diện mặt hàng và số lượng nông sản được hỗ trợ tuỳ thuộc vào tình hình phát sinh mà chưa có những tiêu chí cụ thể cho chính sách hỗ trợ. Việt Nam đặc biệt yếu về mặt dự báo thị thường nông sản. Chỉ khi giá nông sản thấp quá mức, nông dân phản ánh lên Quốc hội, Quốc hội phản ánh với Chính phủ rồi Chính phủ mới họp với các bộ, ngành xem túi tiền có bao nhiêu thì mới tính mức hỗ trợ cho thị trường. Điều đó không đáp ứng được tính minh bạch và định trước của WTO.

Hai là, người nông dân ít hưởng lợi nhất

Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam cũng bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO. Trong khi WTO quy định đối tượng của các chính sách hỗ trợ trong nước là người sản xuất (nông dân), nhưng do số nông dân đông, không có sự quản lý cụ thể nên Nhà nước thường hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước do đó chưa tạo được sân chơi bình dân đối với mọi thành phần kinh tế và nông dân thì chỉ là người hưởng lợi một cách gián tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất (nông dân) rất ít, nhất là đối với dân nghèo, vùng khó khăn.

Một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho nông nghiệp đôi khi đem lại tác dụng chưa đúng như mong muốn, như khi Chính phủ đưa ra hỗ trợ về lãi suất thu mua thì đối tượng chính là người nông dân ít được hưởng, mà bên hưởng lợi nhiều là các doanh nghiệp thu mua nông sản. Ngay cả thưởng xuất khẩu, về một mặt là khuyến khích xuất khẩu, nhưng mặt khác lại tạo ra tác động ngược khi giá hàng hoá Việt Nam xuất ra thị trường thế giới giảm mạnh (Lê Tuyết Anh 2013, tr.65).

Ba là, chưa tận dụng triệt để mức trợ cấp được phép trong quy định

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã thực hiện nhiều điều chỉnh quản lý và lộ trình này sẽ được tiếp tục cho đến năm 2017. Việc thực thi các cam kết, tận dụng cơ hội và giảm tới mức thấp nhất các thách thức, khó khăn ngoài nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, còn phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ trong việc điều chỉnh quản lý các chính sách các “Hộp xanh”.

Quy định về trợ cấp nông nghiệp của WTO không cấm tất cả các loại trợ cấp. Các loại trợ cấp bị cấm là liên quan tới trợ cấp xuất khẩu và sử dụng hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Và quy định của WTO cũng không cấm Nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông nông thôn, nâng cao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh cho hàng thủy sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê cho bà con nông dân, tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào vụ... Trong khi đó cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp còn yếu kém.

Tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết các biện pháp trợ cấp trong lĩnh vức nông nghiệp của Việt Nam đều thuộc các nhóm “hộp xanh” (bao gồm hộp xanh lá cây và hộp xanh lơ tức là được phép thực hiện và duy trì mà không sai quy định của WTO). Thậm chí, hiện này Việt Nam vẫn còn chưa tận dụng hết mức trợ cấp được phép để áp dụng các biện pháp trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi lẽ vẫn còn khá nhiều hình thức trợ cấp được phép mà Việt Nam chưa thực hiện được, trong đó có biện pháp trợ cấp tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Nhưng Việt Nam chưa thực hiện được bởi ngân sách còn quá eo hẹp (Bộ NN &PTNT 2015,tr. 69) .Trong vài năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dần điều nhỉnh chính sách trợ cấp cho phù hợp với luật lệ quốc tế, vì thế doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời. Chỉ còn một số ít các chính sách trợ cấp hiện nay là thật sự hữu ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp, như ngành mía đường, ngành điện tử dù được trợ cấp nhưng vẫn ở vị thế yếu và không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

Theo số liệu từ WTO, trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO, với mức sử dụng trợ cấp Hộp hổ phách là 3,8% thì mức này được xem là có thể bóp méo thị trường nhưng còn thấp xa so với mức WTO cho phép là 10%.(WTO 2015, tr. 82)

Có thể thấy, với xu thế Việt Nam ngày càng cắt giảm trợ cấp nông nghiệp bị cấm, cơ cấu trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam không có gì biến chuyển nhiều. Thậm chí Việt Nam còn có khả năng để điều chỉnh tăng trợ cấp.

Bên cạnh đó, một số hình thức trợ cấp ngành nông nghiệp được phép nhưng chưa áp dụng là hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp, các khoản thanh toán trực tiếp cho người sản xuất (như chương trình bảo hiểm thu nhập); hỗ trợ người sản xuất về hưu, hỗ trợ thu nhập cho nông dân khi giá nông sản xuống thấp; chi cho các chương trình bảo vệ môi trường để hỗ trợ việc sản xuất ở các vùng có điều kiện bất lợi và các chính sách trong Hộp xanh lơ (các nước đang phát triển không phải cam kết từ bỏ các hình thức cho trả trực tiếp nếu việc từ bỏ các khoản này cho đến thu hẹp việc sản xuất trên một diện tích đất đai cố định hoặc số lượng gia cầm cố định). Việc tăng cường ngân sách nhà nước cho công tác khuyến nông để diện bao phủ được rộng hơn và hữu ích hơn mà không sợ vượt quá mức trợ cấp được phép theo cam kết với WTO là hoàn toàn có thể thực hiện được (WTO 2015, tr. 82).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả đã phân tích thực trạng cam kết trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời đã nêu lên những chính sách trợ cấp nông nghiệp trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích những hạn chế còn tồn tại trong chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ tuân theo những quy định của WTO. Nhìn chung, so với các quy định của WTO về cam kết trợ cấp nông nghiệp, thì các quy định của Việt Nam đều đáp ứng trong khuôn khổ, nhưng hiệu quả của các chính sách trợ cấp này chưa cao, điều này hạn chế đến việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

Những phân tích ở chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành đề xuất các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM CHO PHÙ HỢP VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 76 - 80)