Chính sách trợ cấp của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 80 - 81)

Mặc dù hàng nông sản của Hoa Kỳ cũng có sức cạnh tranh rất lớn cả về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm nhưng Hoa Kỳ vẫn áp dụng nhiều biện pháp trợ cấp cho ngành nông nghiệp nhằm duy trì sản lượng trước sự cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường quốc tế và trong nước đặc biệt là từ EU. Theo thống kê của OECD cho thấy, Hoa Kỳ đứng thứ 2 trên thế giới về trợ cấp nông sản. Mặc dù trợ cấp nhiều như vậy song Hoa Kỳ không vi phạm quy định của WTO. Đây chính là lý do để tác giả tìm hiểu các biện pháp của Hoa Kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Hầu hết các khoản trợ cấp nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ trong nước. Hơn nữa, Hoa Kỳ cung cấp các khoản tiền trợ cấp trực tiếp đến cho nông dân và tùy thuộc vào diện tích canh tác của từng hộ nông dân. Những khoản trợ cấp của Hoa Kỳ cho nông dân không nhằm mục đích tăng sản lượng do đó không làm tăng cung và không kéo giá thế giới xuống. Do vậy, mặc dù Hoa Kỳ đã trợ cấp rất nhiều cho nông dân của họ nhưng không ảnh hưởng gì đến thương mại thế giới.

Một số biện pháp trợ cấp Hoa Kỳ đã sử dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Hoa Kỳ (David Colman 2008, tr.15)

*Trợ giá

Trợ giá: chính phủ thực hiện biện pháp này nhằm ngăn chặn giá nông sản trượt giá với biên độ lớn nhằm ổn định thu nhập của các chủ ừang trại. Đạo luật nông nghiệp mới của Hoa Kỳ đã quy định như sau: Trích nguồn

- Tăng trợ cấp cho những người trồng ngũ cốc và bông;

- Trợ cấp trở lại cho những nhà sản xuất lông cừu, mật ong,...

* Mở rộng thị trường xuất khẩu:

Một trong những chương trình trợ cấp xuất khẩu quan trọng ở Hoa Kỳ là Chương trình tăng cường xuất khẩu (EEP - Export Enhancement Program). Theo chương trình này, các nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ nhận được trợ cấp bằng tiền mặt. Mục đích của chương trình này là nhằm giúp giới nông dân của Hoa Kỳ cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp từ các nước có trợ cấp khác, đặc biệt là liên minh Châu Âu, trên các thị trường mục tiêu. Hàng hóa được trợ cấp theo sáng kiến EEP là lúa mì, bột mì, bột làm bánh, gạo, gia cầm đông lạnh, thịt heo đông lạnh, lúa mạch, mạch nha, trứng, và dầu thực vật. Tiêu biểu của chương trình đẩy mạnh xuất Khẩu EEP là chương trình xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ được thực hiện bằng cách viện trợ lương thực và đảm bảo tín dụng.

Ngoài ra, “Chương trình đảm bảo xuất khẩu- Export Guarantee Program - EGP” cũng nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Hoa Kỳ với nông sản các nước khác. Chương trình này cung cấp khoản vay đảm bảo của Chính phủ đối với các khoản vay ngân hàng tư nhân ở mức lãi suất thị trường. Theo “Chương trình cho vay Marketing - Marketing Loan Program”, nông dân Hoa Kỳ có thể trả các khoản vay với mức lãi suất giữa mức lãi suất thị trường và mức lãi suất cho vay ban đầu. Mức chênh lệch này sẽ do Chính phủ trả, nông dân Hoa Kỳ có thể nhận khoản trợ cấp này thông qua hệ thống thanh toán các khoản vay không có hiệu quả do xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)