Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 86)

Nam

Nam liên quan tới sinh kế của hơn 2/3 dân số Việt Nam. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có mặt và chiếm vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản... Có thể nói, chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như tăng khả năng xuất khẩu của hàng nông sản, tăng thu ngoại tệ mà nó còn mang một số ý nghĩa xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, tạo việc làm tại các vùng nghèo và có nhiều điều kiện bất lợi (ví dụ, trợ cấp dành cho ngành sản xuất mía đường. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam là cần thiết và vẫn đang được thực hiện.

Trong thời gian qua, hầu hết các chính sách hỗ trợ của Việt Nam đều thuộc chính sách hộp xanh và hộp phát triển (là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển được phép áp dụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì. Tuy nhiên một số chính sách về trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam, nhất là trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp vẫn chưa phù hợp và Việt Nam đã cam kết sẽ xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản kể từ ngày gia nhập WTO theo những quy định trong hiệp định SCM và hiệp định AOA.

Với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản phẩm, giảm xuất khẩu thô mà chuyển sang xuất khẩu nông sản đã chế biến, từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nông dân thì bản thân các chính sách trợ cấp phải đi theo hướng cải tiến khoa học kỹ thuật, giúp người nông dân tự làm chủ được đồng ruộng của mình.

Để làm được điều đó, cần thực hiện điều chỉnh chính sách trợ cấp như sau: Cần xây dựng lộ trình cắt giảm và điều chỉnh trợ cấp trong nước với lịch trình và tiêu chí rõ ràng, cụ thể, chuyển các khoản trợ cấp bị cấm trước đây sang các khoản được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)