Từ điển năng lực là tập hợp toàn bộ các năng lực trong doanh nghiệp và áp dụng theo các chức danh công việc tại tổ chức, doanh nghiệp. Tác giả thực hiện xây dựng bộ từ điển năng lực chi tiết cho từng năng lực cụ thể. Mỗi năng lực sẽ có bảng tổng hợp nội dung theo cấu trúc của từ điển năng lực gồm: mã năng lực, tên năng lực, các cấp độ năng lực và các biểu hiện của cấp độ năng lực đó. Mỗi năng lực thông thường có 5 cấp độ và 8 tầng biểu hiện miêu tả các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tầng biểu hiện, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ miêu tả các kiến thức, kỹ năng và thái độ của 1 tầng biểu hiện. Và dưới dây là kết quả xây dựng từ điển của 20 năng lực.
2.3.5.1 Từ điển năng lực của năng lực nhận thức về tổ chức
Tên năng lực Năng lực nhận thức về tổ chức
Mã năng lực VC - 01
Định nghĩa
Là những hiểu biết chung về lịch sử truyền thống, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp; về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động của Tổng công ty; về các lĩnh vực kinh doanh, các loại hình sản phẩm của Tổng công ty.
Cấp 1
- Biết về truyền thống lịch sử, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ cấp trên;
- Biết về cơ cấu tổ chức của Tổng công ty;
- Biết về các nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động của Tổng công ty dưới sự giám sát của cấp trên;
- Biết về các lĩnh vực kinh doanh, loại hình sản phẩm của Tổng công ty.
Cấp 2
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 1;
- Hiểu về truyền thống lịch sử, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp;
- Hiểu về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Tổng công ty; - Có khả năng vận dụng các nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động của Tổng công ty để thực hiện công việc;
- Hiểu được tương đối đầy đủ về lĩnh vực kinh doanh, các loại hình sản phẩm của Tổng công ty.
Cấp 3
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 2;
- Hiểu biết vững chắc về truyền thống lịch sử, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp;
- Hiểu biết vững chắc về các nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động, cơ chế chính sách của Tổng công ty
- Có khả năng vận dụng thành thạo các nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động của Tổng công ty để thực hiện công việc;
- Có thể nắm được các đặc tính của các loại hình sản phẩm của Tổng công ty, đặc biệt là các sản phẩm cốt lõi để tư vấn cho
Cấp 4
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 3;
- Hiểu biết sâu về truyền thống lịch sử, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp;
- Hiểu biết sâu về các nguyên tắc, quy định, quy chế hoạt động, cơ chế chính sách của Tổng công ty, có thể có những cải tiến phù hợp;
- Hiểu biết sâu các đặc tính của các loại hình sản phẩm của Tổng công ty, từ đó có thể có những đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm;
- Có thể hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát nhân viên cấp dưới nâng cao hiểu biết về Tổng công ty.
Cấp 5
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 4;
- Có khả năng phối hợp làm việc với lãnh đạo Tổng công ty hoặc những người có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp;
- Có khả năng triển khai thực hiện các đề xuất, giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm của Tổng công ty;
- Có khả năng đào tạo, tư vấn cho nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị nâng cao hiểu biết sâu về Tổng công ty.
2.3.5.2 Từ điển năng lực của năng lực đảm bảo chất lượng
Tên năng lực Năng lực đảm bảo chất lượng
Mã năng lực VC - 02
Định nghĩa
Là hiểu biết, nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng đối với sự thành bại của doanh nghiệp; là sự tuân thủ các chuẩn mực, tiêu chuẩn, quy định có liên quan trong và ngoài công ty để đảm bảo chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Cấp 1
- Biết một số khái niệm cơ bản như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình kiểm soát nội bộ, tiêu chuẩn ISO…;
- Có khả năng đọc và hiểu các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm trong đơn vị;
Cấp 2
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 1;
- Nắm rõ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm trong đơn vị; - Có quan niệm đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong các mục tiêu công việc.
Cấp 3
- Có tất cả biểu hiện ở cấp 2;
- Hiểu biết về các công cụ quản trị chất lượng trong Tổng công ty; - Thực hiện nghiêm ngặt theo các quy trình đảm bảo chất lượng của đơn vị cũng như của Tổng công ty.
Cấp 4
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 3;
- Có thể vận hành hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng của đơn vị, bộ phận phụ trách;
- Có khả năng đề xuất các giải pháp đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc của đơn vị, bộ phận phụ trách; - Có thể hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát nhân viên cấp dưới, đơn vị, bộ phận phụ trách tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định, yêu cầu về chất lượng.
Cấp 5
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 4;
- Có thể xây dựng, hiệu chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho đơn vị, cho phòng ban bộ phận khác và cho toàn bộ Tổng công ty;
- Có khả năng đào tạo, tư vấn cho nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp trong và ngoài Tổng công ty nâng cao năng lực xây dựng và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
2.3.5.3 Từ điển năng lực của năng lực xây dựng các mối quan hệ
Tên năng lực Năng lực xây dựng các mối quan hệ
Mã năng lực VC - 03
Định nghĩa
Là năng lực tìm kiếm, xây dựng quan hệ chiến lược và khả năng cộng tác thông qua các đối tác để thúc đẩy mục tiêu của tổ chức.
Cấp 1
- Hiểu biết vai trò của các đối tác. Nhận diện và xem xét các mối quan hệ mang lại lợi ích cho tổ chức;
Cấp 2
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 1;
- Làm việc với các đối tác hiện tại, thiết lập được các thỏa thuận hợp tác hai bên cùng có lợi;
- Giám sát các hoạt động của hai bên nhằm đảm bảo mục tiêu đối tác nằm trong định hướng đề ra.
Cấp 3
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 2;
- Thiết lập các mối quan hệ đối tác bên ngoài để thúc đẩy mục tiêu của Tổng công ty;
- Đánh giá các lợi ích đạt được thông qua quan hệ đối tác;
- Phát triển các mối quan hệ đối tác mới có lợi cho Tổng công ty.
Cấp 4
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 3;
- Có khả năng nhận diện khi nào cần thay đổi hay chấm dứt mối quan hệ đối tác;
- Đưa ra các lời khuyên và định hướng cho quan hệ đối tác để hướng tới tính hiệu quả cao hơn của mối quan hệ;
- Hỗ trợ nhân viên kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra từ quan hệ đối tác.
Cấp 5
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 4;
- Đưa ra các định hướng chiến lược cho các mối quan hệ đối tác cho tổ chức;
- Thiết lập các nguồn lực giúp hỗ trợ hiệu quả các hoạt động đến từ quan hệ đối tác;
- Củng cố các mối quan hệ đối tác trong và ngoài Tổng công ty khi có cơ hội;
- Có khả năng tư vấn cho nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp trong Tổng công ty có thể tạo dựng được các quan hệ đối tác.
2.3.5.4 Từ điển năng lực của năng lực hướng đích
Tên năng lực Năng lực hướng đích
Mã năng lực VC - 04
Định nghĩa
Là những nỗ lực có định hướng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả tốt nhất, mục tiêu này có thể là mục tiêu cá nhân, mục tiêu của bộ phận phòng ban và thống nhất với mục tiêu của tổ chức.
Cấp 1
- Xác định mục tiêu công việc rõ ràng và có kế hoạch thực hiện các mục tiêu đặt ra với sự hộ trợ, hướng dẫn, giám sát từ cấp trên; - Thiết lập được các tiêu chuẩn đo lường thành tích cho cá nhân.
Cấp 2
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 1;
- Có khả năng thích ứng với các phương pháp làm việc mới để hoàn thành các mục tiêu xác định;
- Hướng tới làm việc một cách độc lập, hoàn thành được mục tiêu mà không cần nhiều hỗ trợ, giám sát;
Cấp 3
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 2;
- Nhận thức và đặt kỳ vọng công việc của cá nhân, của phòng ban, đơn vị phù hợp với mục tiêu chung của Tổng công ty; - Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của cá nhân và của phòng ban, đơn vị phụ trách;
Cấp 4
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 3;
- Chủ động tìm kiếm cách thức, giải pháp hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu đặt ra;
- Luôn hướng đến việc hoàn thiện thành tích cá nhân và thành tích phòng ban, đơn vị;
- Có thể hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát nhân viên phòng ban, đơn vị mà mình phụ trách đạt được mục tiêu trong công việc.
Cấp 5
- Có khả năng hướng tới những mảng công việc mới để mang lại các giá trị mới;
- Có khả năng đào tạo, tư vấn cho nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp trong và ngoài Tổng công ty cách thức và phương pháp tối ưu để đạt được các mục tiêu công việc đề ra.
2.3.5.5 Từ điển năng lực của năng lực học hỏi không ngừng
Tên năng lực Năng lực học hỏi không ngừng
Mã năng lực VC - 05
Định nghĩa
Là khả năng nhận thức ra ưu điểm, sở trường và hạn chế của bản thân, từ đó tận dụng các cơ hội để phát triển năng lực và hoàn thiện bản thân để nâng cao giá trị cá nhân cũng như cho phòng ban, đơn vị và tổ chức.
Cấp 1
- Có ý thức lắng nghe những góp ý từ xung quanh để nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân;
- Có ý thức cải thiện năng lực với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên;
Cấp 2
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 1;
- Chủ động quan sát, lắng nghe và ghi nhớ, làm theo một số kiến thức, kỹ năng mới ở đồng nghiệp, cấp trên;
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các chương trình đào tạo, phát triển năng lực nhân viên do Tổng công ty tổ chức.
Cấp 3
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 2;
- Có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào quá trình thực hiện công việc;
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp trong và ngoài Tổng công ty; tìm kiếm các khóa học nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển bản thân từ bên ngoài;
- Tiếp nhận công việc, nhiệm vụ mới với niềm hứng khởi, muốn tìm hiểu, khám phá cái mới.
Cấp 4
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 3;
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cá nhân; - Có khả năng áp dụng và phát triển những kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào thực tế công việc nhằm đem lại hiệu quả cho phòng ban, đơn vị và Tổng công ty;
- Xây dựng các mục tiêu công việc và tiêu chuẩn hoàn thành ở mức độ cao hơn yêu cầu;
- Chủ động đề xuất các chương trình đào tạo, phát triển năng lực phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu của Tổng công ty. - Liên tục cập nhật sự phát triển của khoa học công nghệ để áp dụng vào trong lĩnh vực chuyên môn;
- Có thể hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên cấp dưới nâng cao ý thức học hỏi để phát triển bản thân, nâng cao được giá trị bản thân.
Cấp 5
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 4;
- Ý thức rõ về việc hoàn thiện và nâng tầm giá trị của bản thân thông qua học hỏi;
- Chủ động xây dựng được lộ trình nghề nghiệp cho bản thân trên cơ sở mục tiêu dài hạn của Tổng công ty trong giai đoạn phát triển đến 2025.
- Có khả năng đào tạo, tư vấn cho nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp trong và ngoài Tổng công ty nâng cao ý thức học hỏi để hoàn thiện bản thân, hoàn thành mục tiêu công việc một cách hiểu quả, nâng cao giá trị bản thân.
2.3.5.6 Từ điển năng lực của năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc
Tên năng lực Năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc
Mã năng lực VC - 06
Định nghĩa công việc trên cơ sở nguồn lực xác định. Là khả năng lên kế hoạch, tổ chức và giám sát triển khai
Cấp 1
- Nắm được các mục tiêu công việc;
- Biết được các đầu mục công việc cần triển khai, các nguồn lực cần thiết cho công việc, thời gian và tiến độ hoàn thành, các yêu
Cấp 2
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 1;
- Lập danh sách các đầu mục công việc, trong đó xác định được thứ tự ưu tiên;
- Có thể dự trù phân bổ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các đầu mục trên với sự hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát của cấp trên; - Có thể dự trù tiến độ thực hiện công việc để đảm bảo thời hạn hoàn thành với sự hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát của cấp trên.
Cấp 3
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 2;
- Có thể tự lập dự trù phân bổ các nguồn lực cần thiết cho công việc và tiến độ thực hiện công việc;
- Có thể giám sát việc triển khai từng công việc, ai thực hiện và thực hiện tới đâu;
- Có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với các nhóm, phòng ban hoặc đơn vị khác trong hoặc ngoài Tổng công ty để công việc được thực hiện theo đúng tiến độ.
Cấp 4
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 3;
- Có thể xây dựng kế hoạch cho cá nhân và phòng ban, đơn vị một cách khoa học từ các đầu mục công việc cần triển khai, phân bổ nguồn lực thực hiện, tiến độ và thời gian hoàn thành, yêu cầu về kết quả công việc;
- Kiểm tra, giám sát chất lượng công việc, khi phát hiện ra các lỗi phát sinh có những điều chỉnh kịp thời để khắc phục;
- Dự đoán được những yếu tố ảnh hướng đến triển khai thực hiện công việc của nhân viên, từ đó có biện pháp hỗ trợ và dự phòng; - Có thể hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên trong phòng ban, đơn vị lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc hiệu quả.
Cấp 5
- Có tất cả các biểu hiện ở cấp 4;
- Có thể chủ động đưa ra các kế hoạch dự phòng chi tiết để đảm