Quản trị rủi rotíndụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 27)

1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận của Quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung của NHTM. Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc, nhiêm vụ kinh doanh đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hiệu quả. Tổ chức, giám sát các hoạt động tín dụng theo đúng quy đinh, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng, đƣa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phƣơng pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào.

Nhƣ vậy có thể hiểu: Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là quá trình thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Trên cơ sở đó ta lựa chọn các chính sách, biện pháp triển khai và quản lý chặt chẽ các hoạt động của quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân nhằm hạn chế, giảm thiểu, loại trừ rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

1.2.2.2. Vai trò quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Đối với hoạt động của ngân hàng

+ Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân làm cho lợi nhuận không giảm sút: có quản trị rủi ro tín dụng thì ngân hàng sẽ thu hồi đƣợc cả vốn lẫn lãi cho vay, nợ thất thu với tỷ lệ thấp. Mặt khác, hoạt động tín dụng cá nhân chiếm một tỷ trọng đáng kể

trong tổng tài sản có của một ngân hàng thƣơng mại, đó là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng.

+ Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân làm tăng uy tín của ngân hàng: một ngân hàng có quản trị rủi ro tín dụng cá nhân lớn thể hiện là một ngân hàng kinh doanh tốt, điều này thể hiện nguy cơ bị mất vốn thấp. Trong khi đó, ngân hàng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động đƣợc từ nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cƣ, do vậy dân chúng sẽ đặt lòng tin vào khả năng kinh doanh và khả năng hoàn trả của ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng nƣớc ngoài cũng vì thế mà muốn hợp tác.

+ Quản trị rủi ro tín dụng làm tăng khả năng thanh khoản: các khoản tín dụng cá nhân có quản trị rủi ro khiến cho việc hoàn trả thuận lợi, ngân hàng sử dụng một phần đó để thanh toán những khoản tiết kiệm, tiền gửi của dân cƣ khi đến hạn.

+ Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân có thể tránh dẫn đến phá sản: có quản rủi ro tín dụng cá nhân thì tình trạng rủi ro tín dụng đƣợc khắc phục, khó có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản.

- Đối với nền kinh tế :

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng với tƣ cách là trung gian của đời sống kinh tế, nó có quan hệ trực tiếp và thƣờng xuyên với các tổ chức kinh tế, vì vậy ngân hàng sử dụng quản trị rủi ro tất yếu sẽ tạo ra những ảnh hƣởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, quản trị rủi ro làm cho sản xuất tăng trƣởng, các doanh nghiệp không phải đóng cửa, hàng hoá đủ đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, tới một chừng mực nào đó làm giá cả hàng hóa giảm xuống, giảm khả năng lạm phát. Mặt khác, các ngân hàng thƣờng lập một hệ thống chặt chẽ, khi một ngân hàng có quản trị rủi ro sẽ giảm nguy cơ phá sản và giảm khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, ổn định thị trƣờng tiền tệ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch đều đƣợc thực hiện qua ngân hàng, nên khi ngân hàng có quản trị rủi ro sẽ nhanh chóng trong công tác thanh toán, làm thúc đẩy trực tiếp quá trình chu chuyển vốn tất yếu làm tăng lợi nhuận kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)