Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89)

3.3.1.1. Phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập

Theo khuyến nghị của Hiệp ƣớc Basel 2, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xếp hạng tín dụng khách hàng. Trong điều kiện sử dụng phƣơng pháp SA, các tổ chức xếp hạng độc lập là ngƣời cung cấp dịch vụ cho ngân hàng để xác định một số yếu tố đầu vào khi lƣợng hóa rủi ro, trƣờng hợp áp dụng xếp hạng IRB, kết quả xếp hạng của các tổ chức này là cơ sở để các ngân hàng đánh giá, so sánh độ chính xác, phù hợp các kết quả ƣớc lƣợng nội bộ của mình.

Hiện nay tại Việt nam đã có một số tổ chức thực hiện xếp hạng độc lập song hoạt động còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời ban hành các văn bản pháp lý cần thiết và có cơ chế khuyến khích hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

3.3.1.2. Xác định lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank

Về dài hạn, để Agribank có thể chủ động về kế hoạch vốn đáp ứng chuẩn Basel 2 và không lệ thuộc vào vốn bổ sung từ ngân sách, Chính phủ cần xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank sang mô hình công ty Cổ phần. Khi thực hiện chuyển đổi Chính phủ cần cân nhắc xác định lộ trình chuyển đổi phù hợp, lộ trình giảm tỷ lệ vốn nhà nƣớc để vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi và vừa đảm bảo vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính Phủ.

3.3.1.3. Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Một trong những sứ mệnh quan trọng của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đƣợc xác định khi thành lập (năm 2008) là giám sát thị trƣờng tài chính nhằm phát hiện và cảnh báo rủi ro. Tuy nhiên do mới đƣợc thành lập, cơ sở dữ liệu và các điều kiện về kỹ thuật còn hạn chế nên công tác giám sát thị trƣờng tài chính trong đó có

hệ thống ngân hàng còn kém hiệu quả.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia theo hƣớng nâng cao vai trò giám sát rủi ro của NHTM nhƣ: hoàn thiện cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban; thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ hợp lý về nhân sự, cơ sở vật chất, hệ thống dữ liệu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát và cảnh báo rủi ro đối với hệ thống NHTM.

3.3.1.4. Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường

Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC mua nợ theo giá thị trƣờng.

Tuy nhiên để thực sự đi vào cuộc sống đòi hỏi Chính phủ cần phối hợp với NHNN tiếp tục xử lý các vƣớng mắc khi VAMC mua nợ theo giá thị trƣờng nhƣ: cơ sở, quyền của VAMC trong việc xử lý nợ đã mua và xử lý TSBĐ; đảm bảo đúng nguyên tắc thị trƣờng khi mua-bán nợ, cơ chế chuyển trái phiếu thành tiền… thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan.

Thứ hai: hoàn thiện cơ sở pháp lý và có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá

nhân mua mua nợ của NHTM theo cơ chế thị trƣờng đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu, giảm áp lực cho ngân sách Nhà nƣớc.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về việc thành lập và hoạt

động của các tổ chức Trung gian tài chính thực hiện chức năng chứng khoán hóa các khoản nợ (SPE- Special Purpose Entity), tạo tiền đề cho các NHTM có thể xử lý nợ xấu thông qua hình thức chứng khoán hóa các khoản nợ xấu.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị RRTD đảm bảo phù hợp với Hiệp ước Basel 2

NHNN ban hành các quy định, hƣớng dẫn thực hiện Basel 2. Theo kinh nghiệm các nƣớc, các quy định, hƣớng dẫn ban hành trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp rộng rãi, đặc biệt ý kiến các bên liên quan đến việc triển khai thực hiện Basel 2 nhƣ NHTM, Bộ Tài Chính, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia…Đảm bảo quy định vừa

tuân thủ Basel 2 vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại thị trƣờng Việt Nam. Các quy định, hƣớng dẫn cần tập trung vào các nội dung chủ yếu:

- Ban hành Quy định nội dung và phƣơng pháp xác định hệ số an toàn vốn theo đúng chuẩn mực Basel 2. Hệ số an toàn vốn cần xác định theo đúng tinh thần của hiệp ƣớc: đƣa rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng vào mẫu số. Đặc biệt thực hiện cách tiếp cận SA đối với RRTD. Nếu theo chuẩn Basel 2 sẽ phải áp dụng trọng số rủi ro 150%, điều này sẽ gia tăng áp lực vốn cho các NHTM.

- Ban hành Quy định và hƣớng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống XHTDNB theo yêu cầu Hiệp ƣớc Basel 2. NHNN cần xây dựng danh mục hạng chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần ban hành quy định cụ thể đối với cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu chuẩn sử dụng cho hệ thống XHTDNB của NHTM. Hệ thống xếp hạng của NHTM trƣớc khi đƣa vào sử dụng phải đƣợc sự kiểm tra, chấp thuận của NHNN đồng thời quá trình vận hành phải đƣợc sự quản lý chặt chẽ của NHNN nhằm kiểm soát đầy đủ tính hiệu quả của hệ thống.

- Ban hành các hƣớng dẫn cụ thể về xây dựng ICAAP và báo cáo ICAAP theo chuẩn Basel 2 và phù hợp với việc triển khai áp dụng tại Việt nam. Do đặc thù các NHTM Việt Nam về cơ bản cơ sở dữ liệu còn khoảng cách lớn so với yêu cầu Basel 2, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động lựa chọn cách tiếp cận khi xây dựng ICAAP căn cứ vào khả năng và đặc điểm của từng ngân hàng. Các NHTM có thể chọn cách tiếp cận phức tạp - căn cứ vào các mô hình thống kê hoặc cách tiếp cận đơn giản - sử dụng các phân tích, dự báo định tính. Đồng thời NHNN cần tăng cƣờng chỉ đạo, hƣớng dẫn, giám sát để việc xây dựng, vận hành ICAAP tại các NHTM đạt hiệu quả, đảm bảo vốn theo yêu cầu Basel 2.

- Ban hành Quy định về chế độ thống kê, báo cáo công khai thông tin theo các chuẩn mực của Trụ cột 3 - Hiệp ƣớc Basel. Hiện nay với các NHTM Cổ phần, các chế độ công khai, báo cáo thông tin đang dần đƣợc hoàn thiện. Song đối với Agribank do đặc thù về mô hình hoạt động nên yêu cầu về công khai thông tin còn lỏng lẻo. Vì vậy, NHNN cần ban hành các văn bản quy định chặt chẽ, thống nhất về chế độ thống kê, báo cáo, công khai thông tin áp dụng chung cho các NHTM theo

chuẩn mực trụ cột 3 - Hiệp ƣớc Basel 2. Về thực hiện công khai thông tin, NHNN nên quy định tuân thủ trụ cột 3 theo lộ trình: thời gian đầu có thể công khai các thông tin định lƣợng cơ bản, các thông tin định tính theo chuẩn Basel 2 yêu cầu công khai khi chế độ báo cáo thống kê tại các NHTM đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu. NHNN nên cho phép công khai trên Website chính thức và các cơ sở kinh doanh của NHTM. Các thông tin công khai không yêu cầu kiểm toán để giảm chi phí cho ngân hàng và đảm bảo tính cập nhật thông tin. Thay vào đó, NHNN cần tăng cƣờng giám sát kỷ luật thị trƣờng và nghiêm minh xử lý sai phạm trong trƣờng hợp phát hiện thông tin công khai sai lệch, không thống nhất với thông tin trên các báo cáo đã đƣợc kiểm toán, thông tin lƣu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nƣớc…) hoặc thông tin có nguồn gốc tin cậy khác.

- Hoàn thiện chế độ kế toán NHTM. Đặc biệt chế độ kế toán liên quan đến tính vốn, phân loại tài sản có nói chung, phân loại nợ nói riêng, trích và xử lý dự phòng RRTD. Đảm bảo theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Đặc biệt NHNN cần sớm hoàn thiện dự thảo Thông tƣ Quy định về hệ thống quản lý rủi ro, Khung quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn Basel 2.

3.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, cơ sở hạ tầng và

nhân sự để tiến hành phƣơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Thứ hai, về nội dung thanh tra, cần đảm bảo sự kết hợp thanh tra tuân thủ với

thanh tra trên cơ sở rủi ro; kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Trong đó cơ quan giám sát cần tập trung hơn vào các hoạt động của ngân hàng có tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật lớn.

Thứ ba, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng TCTD cũng nhƣ

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC)

Đối với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, NHNN cần tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạch đó NHNN xây dựng và hoàn thiện quy chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các tổ chức tín dụng. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ, kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị RRTD tại các NHTM.

3.3.2.4. Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu Agribank

Thời gian tới, NHNN cần tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra kiểm soát đồng thời hỗ trợ xử lý khó khăn đối với việc phân loại nợ, xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu của Agribank. Các biện pháp cần tập trung vào các nội dung:

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng các khoản nợ đã đƣợc cơ cấu nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác nợ xấu tại Agribank.

- Tiếp tục hỗ trợ Agribank tháo gỡ các khó khăn trở ngại về nhân sự, về cơ chế, về tài chính trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Tạo điều kiện để Agribank có thể hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.

3.3.2.5. Hỗ trợ Agribank trong việc đào tạo nhân sự, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel 2

Khó khăn chung của các NHTM Việt nam khi triển khai Basel 2 là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy để đẩy nhanh tiến độ thực hiện triển khai áp dụng Basel 2 của Agribank và các NHTM việt nam, NHNN cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho Agribank và các NHTM khác trên các phƣơng diện:

- NHNN cần tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán

bộ ngân hàng theo yêu cầu Hiệp ƣớc Basel 2. Đồng thời NHNN có thể liên kết với các NHTM nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt nam, các chuyên gia có kinh nghiệm

trong triển khai Basel tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi kiến thức kinh nghiệm với các NHTM Việt nam trong quá trình triển khai.

- Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ

các NHTM trong việc đào tạo nhân sự, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ đáp ứng điều kiện cơ bản để triển khai áp dụng Basel 2.

- Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng Basel 2 tại Agribank

và kịp thời hỗ trợ xử lý các vƣớng mắc, trở ngại trong quá trình thực hiện.

Tắt tắt chƣơng 3

Trong nội dung Chƣơng 3, Trên cơ sở những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong Chƣơng 1 cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng cũng nhƣ quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Đống Đa trong Chƣơng 2, và các định hƣớng trong quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Đống Đa, tôi đã đƣa ra các giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Đống Đa.

Các giải pháp chung nhƣ: Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. Các giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra phù hợp với nội dung quản trị rủi ro tín dụng từ nhận biết rủi ro, đo lƣờng rủi ro tín dụng, kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng. Sau đó, tôi đã đƣa ra các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, Agribank Việt Nam để đảm bảo các giải pháp có thể thực hiện khả thi.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng và khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên phức tạp hơn. Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trong đó nhấn mạnh nhất là quản trị RRTD do hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Việc ngân hàng đƣơng đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi đƣợc. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp

nhất có thể chấp nhận đƣợc. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Quản trị

rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

Luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể:

Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD khách hàng cá

nhân theo Hiệp ƣớc Basel 2 tại NHTM.

Thứ hai: Hệ thống hóa mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2.

Thứ ba: Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và

thứ cấp tại Agribank giai đoạn 2016-2018, chỉ ra các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế về quản trị RRTD tại Agribank. Từ đó đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank.

Thứ tư: Đề xuất giải pháp và kiến nghị để Agribank đạt chuẩn về quản trị RRTD

Trong thời gian qua, quản trị rủi ro của Agribank Đống Đa đã đạt đƣợc những thành tựu trong đó đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ đạt 0.08% giảm 91,8% so với năm 2017. Để làm rõ hơn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đống Đa, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Đống Đa. Qua đó, đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân đối với Agribank Đống Đa.

Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhƣng tôi chƣa làm đƣợc điều đó trong bài viết này, trên cơ sở vấn đề đã giải quyết tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn kiến thức của mình về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)