a. Sự biến động không dự kiến của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô nhƣ
chiến tranh, biến động chính trị, thiên tai,..
Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô có tác động hệ thống đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế nên nó tác động tới hoạt động ngân hàng trên nhiều phƣơng diện và theo nhiều hƣớng khác nhau. Với đặc thù của ngành ngân hàng mang tính nhạy cảm cao nên các biến động của môi trƣờng vĩ mô gây nên những tác động to lớn.
b. Sự phát triển của hệ thống thị trƣờng và đặc biệt là thị trƣờng tài chính
Tùy theo sự phát triển và tính hiệu quả của thị trƣờng mà mỗi ngân hàng lựa chọn cho mình những phƣơng pháp quản trị khác nhau đảm bảo tính khả thi của các công cụ đƣợc lựa chọn và tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng.
c. Các quy định của pháp luật
Hệ thống pháp lý đối với hoạt động quản trị nói chung, đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nói riêng là những chỉ dẫn cơ bản cho các cấp lãnh đạo ngân hàng hoạch định các công tác quản trị RRTD của mình.
d. Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách hàng.
Bất cứ ngân hàng nào cũng có những hạn chế về nhân sự, trình độ công nghệ,... để có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách toàn diện và chính xác. Bên cạnh đó, thông tin về mỗi đối tƣợng khách hàng rất đa dạng nên cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị của ngân hàng.
e. Từ phía khách hàng nhận tín dụng
- Nhu cầu tín dụng và thái độ trách nhiệm của khách hàng đối với việc sử dụng và trả nợ ngân hàng: Đây là yếu tố quan trọng cần đƣợc xem xét trƣớc tiên khi phân tích tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.
- Các đặc điểm của khách hàng về lĩnh vực ngành nghề, quy mô, năng lực tài chính,...: Tính chất đặc thù quyết định mức độ rủi ro tín dụng của khoản tiền vay. Vì vậy trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng cần xem xét các đặc
điểm của khách hàng để đƣa ra các chính sách quản trị phù hợp.
- Trình độ và ý thức trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp và đảm bảo tính chính xác của các thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải đánh giá và giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng thƣờng xuyên, mà nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin do chính khách hàng cung cấp
Tóm tắt chƣơng 1
Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày khái niệm tổng quan, đặc điểm tín dụng cá nhân. Đồng thời cũng tìm hiểu các hậu quả của rủi ro tín dụng cá nhân và cách thức, nội dung của quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại. Những lợi ích từ việc tuân thủ Basel 2 đã đƣợc thừa nhận rộng rãi. Đây cũng là cơ sở để đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Agribank sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng 2 và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN