Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 48 - 89)

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank (2015 - 2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Tổng nguồn vốn huy động 804.259 924.156 1.121.659 1.282.406

2. Tổng dƣ nợ cho vay 673.435 745.134 876.497 1.004.762

3. Tỷ lệ nợ quá hạn (nhóm

2-5)/ tổng dƣ nợ 1,9% 2,03% 1,71% 1,35%

4. Lợi nhuận trƣớc thuế 3.709 4.186 4.538 5.700

5. Kết quả kinh doanh 5.274 6.582 7.116 8.358

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank năm 2015-2018)

Hoạt động tín dụng và đầu tƣ của Agribank trong 05 năm qua tăng trƣởng và phát triển hiệu quả, an toàn. Đến 31/12/2018 tổng dƣ nợ cho vay đạt 1.004.762 tỷ đồng, tăng 270.587 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017, tăng 34,8% so với năm 2016 và tăng 49% so với năm 2015.

Agribank đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, áp dụng linh hoạt phù hợp với thực tế mỗi địa bàn, cơ cấu lại nhân sự cho phòng khách hàng để có thể phục vụ xuyên suốt theo phân khúc khách hàng, tận dụng các ƣu thế cạnh tranh tín dụng trong từng thời kỳ để tăng trƣởng dƣ nợ an toàn, hiệu quả.

Đối với các khách hàng đang quan hệ tín dụng, ngay từ những tháng đầu năm chủ động đánh giá, phân tích nắm bắt diễn biến từng khách hàng để có biện pháp tăng cƣờng bám sát, đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của khách hàng, đồng thời phát hiện thêm các nhu cầu và gia tăng bán chéo sản phẩm. Tiếp thị và hƣớng khách hàng đến chƣơng trình ƣu đãi trong từng thời kỳ để chia sẻ, chăm sóc và quyết giữ chân khách hàng.

Đối với công tác phát triển khách hàng mới, Agribank giao nhiệm vụ và kiểm điểm công tác khai thác khách hàng mới đến từng cán bộ quan hệ khách hàng. Thƣờng xuyên bám sát thị trƣờng, tiết giảm chi phí, cân đối thu nhập để tìm cơ hội giảm tối đa lãi suất cho khách hàng. Kết quả đến hết năm 2018, Agribank đạt mức

tăng trƣởng dƣ nợ 14,6% so với năm 2017, hoàn thành 100% kế hoạch đƣợc giao. Về chất lƣợng tín dụng của Agribank ngày càng đƣợc nâng cao. Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp: 1,35%/tổng dƣ nợ.

* Hiệu quả kinh doanh

Trong các năm qua, kết quả kinh doanh qua các năm đều có lãi năm nay cao hơn năm trƣớc. Lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 8.358 tỷ đồng, tăng 1242 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2017, tăng 1776 tỷ đồng so với năm 2016.

2.1.3. Bối cảnh kinh doanh của Agribank

Bảng 2.2: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dƣ nợ cho vay (2016-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thực hiện % Thực hiện % Thực hiện %

Dƣ nợ cho

vay cá nhân 246.118 33,02 332.368 37,92 415.771 41,38

Dƣ nợ cho

vay tổ chức 499.016 66,97 544.129 62,08 588.991 58,62

Tổng 745.134 100 876.497 100 1.004.762 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2016-2018)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, khi đặt trong mối tƣơng quan tổng thế thì cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao dần trong tổng dƣ nợ cho vay (năm 2016: 33.02 %/tổng dƣ nợ, năm 2017: 37.92 %/tổng dƣ nợ, năm 2018: 41.38 %/tổng dƣ nợ). Tỷ lệ này cho ta thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại Agribank trong thời gian gần đây ngày càng đƣợc quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của Agribank.

Bảng 2.3: Phân loại dƣ nợ KHCN theo khách hàng, mục đích vay vốn (2016-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 246.118 100 332.368 100 415.771 100

I/ Cho vay sản xuất

kinh doanh 107.061 43,5 149.565 45 187.928 45,2

1. Ngành thƣơng mại 96.330 39,14 136.104 40,95 172.893 41,58

2. Công nghiệp 7.531 3,06 7.478 2,25 7.517 1,8

3. Ngành khác 3.200 1,3 5.983 1,8 7.518 1,82

II/ Cho vay phục vụ

đời sống 126.037 51,21 153.554 46,2 189.591 45,6

1. Cho vay tiêu dùng 85.705 34,82 107.487 32,34 136.505 32,83

Cho vay mua nhà đất,

nội thất gia đình…. 56.716 23,04 73.705 22,17 65.522 15,76

Cho vay mua xe ô tô 28.989 11,78 33.782 10,17 70.983 17,07

2. Cho vay CBNV 40.332 16,39 46.067 13,86 53.086 12,77

III./ Cho vay cầm cố

giấy tờ có giá 9.844 4 19.942 6 16.630 4

IV/ Cho vay nông

nghiệp 3.174 1,29 9.306 2,8 21.620 5,2

(Nguồn Phòng kế toán Agribank năm 2016-2018)

Trong cho vay cá nhân có rất nhiều lĩnh vực cho vay, nhƣng có thể chia làm bốn lĩnh vực chính nhƣ sau: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay nông nghiệp.

Qua bảng số liệu 2.3, dƣ nợ cho vay cá nhân các năm qua đều tăng, sự tăng trƣởng đó đƣợc chi tiết qua từng lĩnh vực nhƣ sau:

- Về cho vay sản xuất kinh doanh: trong năm 2016 dƣ nợ cho vay đạt 107.061 tỷ đồng, sang đến năm 2017 tăng 149.565 tỷ đồng, năm 2018: 187.928 tỷ đồng. Tính theo tỷ trọng/tổng dƣ nợ KHCN là 43,5%, 45%, 45,2%. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng nhanh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh qua các năm là do trong những năm này nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có sự tăng trƣởng mạnh mẽ đã thúc đẩy mạnh việc các cá nhân đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá nhân khá phong phú nhƣng đa phần tập trung ở quy mô nhỏ lẻ cần vốn để đáp ứng trong thời gian ngắn nhƣ buôn bán thƣơng nghiệp hộ kinh doanh, buôn bán ở chợ, buôn chuyến, trồng trọt, chăn nuôi,… nên vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn kinh doanh trong tổng cho vay sản xuất kinh doanh là khá cao. Cho vay SXKD chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình kinh doanh thƣơng mại (chiếm gần 90%/tổng dƣ nợ cho vay SXKD), các ngành đặc thù khác nhƣ công nghiệp, ngƣ nghiệp hầu nhƣ chƣa đƣợc khai thác và quan tâm đúng mức.

- Cho vay phục vụ đời sống có rất nhiều sản phẩm nhƣng tiêu biểu có cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm nội thất gia đình, cho vay mua ô tô và cho vay cán bộ công nhân viên… Nhìn chung cho vay phục vụ đời sống có sự gia tăng qua các năm về số lƣợng nhƣng giảm về tỷ trọng trong tổng cơ cấu cho vay cá nhân. Năm 2016-2018, tỷ trọng ở mức 51,2%, 46,2%, 45,6%. Đây là những năm Agribank thực hiện chính sách của nhà nƣớc mở rộng cho vay KHCN lĩnh vực đời sống. Trong tổng cho vay phục vụ đời sống, lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay cán bộ nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trên 30% trong cơ cấu cho vay cá nhân. Do kinh tế tăng trƣởng khá nên các mục tiêu chiến lƣợc phát triển xã hội và môi trƣờng đạt kết quả khả quan. Đời sống dân cƣ ổn định và đƣợc cải thiện đáng kể. Thu nhập của cán bộ viên chức đƣợc tăng lên, nhu cầu.

Vì thế nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà, du học...ngày càng tăng một cách đáng kể, trong khi nguồn vốn tự có của ngƣời dân là có hạn nên dƣ nợ cho vay của ngân hàng tăng là tất yếu. Bên cạnh đó, góp phần vào sự tăng trƣởng chung phải kể đến cho vay mua xe ô tô. Dƣ nợ cho vay mua xe ô tô các năm từ 2016 đến 2018 liên tục tăng từ 28.989 tỷ đồng đến 70.983 tỷ đồng. Chiếm 17,07% tỷ trọng trong tổng dƣ nợ. Nhiều cá nhân có nhu cầu mua xe đã tìm đến vay ở Ngân hàng làm cho

doanh số vay ở lĩnh vực này ngày càng tăng. Cho vay tiêu dùng lĩnh vực mua sắm, sửa chữa nhà ở, nội thất gia đình...tăng cao trong các năm từ 56.716 - 65.522 tỷ đồng.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: đây là mảng sản phẩm tuy chỉ chiếm một

mảng nhỏ trong sản phẩm cho vay cá nhân nhƣng là mảng không thể thiếu đối với ngân hàng - một ngân hàng bán lẻ cung cấp đầy đủ các sản phẩm theo nhu cầu của KH - doanh số cho vay cầm cố giấy tờ có giá qua các năm không có sự biến động lớn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng ngày một nâng cao, vì thế dẫn đến việc các cá nhân thích tích trữ của cải trong đó có những giấy tờ có giá cũng là việc tất yếu.

- Cho vay nông nghiệp: qua bảng 2.3 ta thấy cho vay nông nghiệp tại Agribank

chiếm tỷ lệ rất thấp.

Nhƣ vậy, cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank trong những năm qua tƣơng đối ổn định.Chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 30-40% phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank

2.2.1. Mô hình, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng

2.2.1.1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các phòng có chức năng xử lý nghiệp vụ tín dụng nhƣ Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý các món nợ rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong đó, tất cả các cán bộ tham gia cho vay, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đều chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra và kiểm soát rủi ro. Thời gian yêu cầu kiểm soát rủi ro trong suốt quá trình trƣớc, trong và sau khi cho vay tại trực tiếp từng khâu của quá trình vay. Nội dung kiểm tra tính tuân thủ quy chế, chế độ; phát hiện rủi ro tại từng khâu của quá trình vay; phát hiện rủi ro theo danh mục cho vay (theo khách hàng, mặt hàng, thời hạn, loại tiền) để kịp thời có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả.

dụng thuộc các phòng chức năng và phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề cùng thẩm định độc lập với nhau. Kết quả thẩm định tuỳ theo yêu cầu của món vay mà sẽ dựa trên kết quả thẩm định của các bộ phận liên quan để đƣa ra kết luận cho vay. Việc quyết định cho vay đƣợc quy định từ thấp đến cao nhƣ sau: Trƣởng phòng giao dịch - Giám đốc Chi nhánh - Hội đồng tín dụng cơ sở - Tổng giám đốc - Hội đồng tín dụng trụ sở chính - Hội đồng quản trị.

Trong toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng từ thẩm định cho đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, theo dõi, quản lý hồ sơ khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, theo dõi, kết quả thẩm định của các phòng tín dụng và phòng quản lý rủi ro. Trên cơ sở đó có trách nhiệm yêu cầu các Phòng chấn chỉnh lại các sai sót, đề xuất kiến nghị với lãnh đạo chi nhánh các biện pháp xử lý, quản lý khoản vay và báo cáo với Ngân hàng Agribank Việt Nam.

2.2.1.2. Một số chính sách, quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

a. Chính sách tín dụng

Ngân hàng Agribank Việt Nam đã có những chính sách, quy trình tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống, đƣợc áp dụng trong từng thời kỳ. Agribank đã và đang áp dụng những chính sách và quy trình tín dụng chung đó. Ngoài ra, tại mỗi thời điểm, Ngân hàng Agribank Việt Nam còn có các định hƣớng tín dụng yêu cầu các chi nhánh thực hiện.

Agribank đã áp dụng các chính sách với quan điểm mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân phải gắn liền với an toàn trong cho vay, do đó ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập tốt và ổn định, có uy tín để đảm bảo an toàn trong cho vay. Tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy định trong cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, Agribank đã xây dựng những sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm, ví dụ nhƣ

cho vay mua ô tô thì phải mua bảo hiểm cho xe, và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay với 1 số loại xe nhất định,... Ngoài ra, Agribank hoàn thiện các sản phẩm cho vay truyền thống sao cho nâng cao đƣợc tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lƣợng tín dụng trong đó có nội dung giảm thiểu rủi ro.

Nhận thức đúng đắn quan điểm chấp nhận rủi ro có sự tính toán trƣớc, không vì ngại rủi ro mà không cho vay. Luôn cẩn trọng trong mọi quá trình cho vay. Bổ sung, cập nhật định kỳ mô hình đánh giá hạn mức khách hàng nhằm nâng cao tính chính xác và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc chấm các tiêu chí xếp hạng nhằm phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động cũng nhƣ rủi ro tiềm ẩn của đối tác.

Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD đƣợc ban hành và thay thế đã thực sự thay đổi cơ chế, chính sách quản trị RRTD trong toàn hệ thống Agribank. Quy chế cho vay đã đƣợc cụ thể hóa và tạo cơ sở để quản lý hoạt động cấp tín dụng chặt chẽ hơn. Các quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, đảm bảo tín dụng, đặc biệt là Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR về phân loại tài sản có, trích và sử dụng dự phòng rủi ro là cơ sở quan trọng để Agribank củng cố, nâng cao hiệu quả quản trị rủi to tín dụng, tiếp cận dần với chuẩn Basel II.

b. Quy trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

Đối với quản trị rủi ro tín dụng, Agribank chƣa có quy trình cụ thể áp dụng cho toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên việc quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động thƣờng xuyên và phổ biến, định hƣớng, rút kinh nghiệm thông qua các văn bản hƣớng dẫn trong nội bộ hệ thống ngân hàng Agribank. Cụ thể tại Agribank, quy trình quản trị rủi ro tín dụng có thể khái quát nhƣ sau:

- Nhận diện rủi ro tín dụng: Agribank tiến hành nhận diện RRTD đối với

từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng.

+ Đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ, RRTD đƣợc nhận diện trong 2 giai đoạn: * Giai đoạn cấp tín dụng:

Đây là giai đoạn Agribank nhận diện RRTD, từ đó đánh giá và quyết định cấp tín dụng.Theo quy định nội bộ, Argibank chỉ chấp thuận cấp tín dụng khi RRTD

đƣợc xác định nằm trong khả năng chấp nhận của ngân hàng.

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng

Theo hƣớng dẫn quy trình cho vay và quản lý tín dụng tại Agribank việc nhận diện RRTD giai đoạn này đƣợc thực hiện nhƣ sau: CBTD sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin và trực tiếp thẩm định tín dụng. CBTD sẽ thẩm định 4 nội dung cơ bản: tƣ cách pháp lý của khách hàng, TSBĐ, khả năng trả nợ của khách hàng và mục đích và hiệu quả của phƣơng án vay vốn trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế, kỹ thuật Agribank đã quy định. Kết quả thẩm định đƣợc nhập vào hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định hạng của khách hàng. Báo cáo thẩm định phải bao gồm kết qủa chẩm điểm và xếp hạng của khách hàng, từ đó làm căn cứ xác định rủi ro và lợi ích nếu chi nhánh thực hiện phê duyệt khoản vay. Đối với những khoản vay bắt buộc tái thẩm định (theo quy định hoặc khi giám đốc chi nhánh cho vay yêu cầu) bộ phận tái thẩm định sẽ có báo cáo tái thẩm định hoàn toàn độc lập với báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định (tái thẩm định) là căn cứ để Agribank xác định RRTD đối với khoản vay.

* Giai đoạn đánh giá lại tín dụng:

Để nhận diện và hiểu rõ RRTD đối với những khoản vay đã đƣợc giải ngân, Agribank quy định tất cả các khoản vay còn dƣ nợ tại ngân hàng phải đƣợc đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 48 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)