nhân
1.2.4.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. NQ là chỉ tiêu cơ ản phản ánh RRTD; nó còn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của ngƣời cấp tín dụng với ngƣời nhận tín dụng. NQH bao gồm nợ từ nhóm 2-5
Tỷ lệ NQH
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá mức độ RRTD tại ngân hàng.
1.2.4.2. Nợ xấu
Cũng theo 09/2014/TT-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tỷ lệ “Nợ xấu” cho biết cứ 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ này đƣợc coi là an toàn khi nó ở dƣới mức 3% và ngƣợc lại.
Số dƣ nợ quá hạn Tổng dƣ nợ
Nợ xấu Tổng dƣ nợ
1.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn. Các chỉ số thể hiện RRTD:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =
Dự phòng RRTD trích lập
x 100% Dƣ nợ bình quân
Nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Tỷ lệ này dao động từ 0 đến 5%.
1.2.4.4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR)
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Tỉ lệ này thƣờng đƣợc dùng để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng nhƣ hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này ngƣời ta có thể xác định đƣợc khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những ngƣời gửi tiền.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo chuẩn mực Basel, tỷ lệ mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.
Khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ngƣời ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I(vốn nòng cốt) và vốn cấp II(vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I đƣợc coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không đƣợc vƣợt quá 100% vốn cấp I.
xảy ra nhƣ khách hàng rút tiền nhiều, thiếu hụt thanh khoản, trả nợ các khoản vay … và cũng là dấu hiệu cho thấy năng lực quản trị RRTD của ngân hàng càng tốt và cần đƣợc phát huy.