Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4.Tổng quan nghiên cứu

t u v nv mu n un

1.4.Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu c a Kaniya Pornpratang (2013)

Kaniya Pornpratang đã đề xuất mô hình tác động của CSR đến niềm tin người tiêu dùng và hành vi mua căn hộ chung cư của người dân Thái Lan. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa CSR và niềm tin người tiêu dùng và niềm tin đó có quan hệ tích cực với hành vi mua của người tiêu dùng. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rằng các nhà đầu tư xây dựng chung cư nên chú ý đến môi trường và khái niệm công trình xanh nhằm đưa cuộc sống của khách hàng gần gũi với môi trường tự nhiên.

Trong nghiên cứu này, thành phần CSR bao gồm: môi trường, cộng đồng địa phương, công trình xanh.

Môi trường được đề cập đến là môi trường xung quanh công trình xây

xu hướng quan tâm đến các chính sách môi trường bền vững khi xây dựng các tòa nhà, chung cư, chẳng hạn như kiểm soát việc sử dụng năng lượng và những tác động tiêu cực đến cộng đồng. Theo Lee (2010), mối quan hệ giữa hành vi mua và trách nhiệm xã hội đòi hỏi phải đặt ra câu hỏi liệu người tiêu dùng mua sản phẩm từ một doanh nghiệp có quan tâm đến môi trường hay không. Yoon và cộng sự (2006, tr.377-390) đã trả lời câu hỏi này trong một nghiên cứu khác và chỉ ra rằng nhiều người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm từ một doanh nghiệp quan tâm đến môi trường vì sản phẩm có thể phản ánh tích cực đến hình ảnh của doanh nghiệp. Nói cách khác, người tiêu dùng sẵn sàng mua một sản phẩm hay thương hiệu dựa trên hình ảnh củadoanh nghiệp.

Cộng đồng địa phương được đề cập đến là hoạt động làm từ thiện của

doanh nghiệp, trích một phần lợi nhuận để hỗ trợ cộng đồng. Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược cộng đồng như giúp đỡ trẻ em để hiểu hơn về khái niệm môi trường và phát triển bền vững hay cam kết hỗ trợ cho giáo dục (Jones và cộng sự, 2009).

- Công trình xanh được đề cập đến là những tòa nhà, chung cư gần gũi

với thiên nhiên, xung quanh có cây xanh, công viên, không sử dụng thiết bị ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng (như năng lượng mặt trời, gió..).

Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh rằng có một mối quan hệ dương giữa niềm tin và hành vi mua của người tiêu dùng. Hành vi mua của người tiêu dùng là phản ánh thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, một số nhà nghiên cứu đề cập đến một mối quan hệ dương giữa hành vi mua của người tiêu dùng với CSR. Như vậy, thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với danh tiếng của doanh nghiệp, hình ảnh, và đánh giá sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR (Dacin và Brown, 1997, tr.68-84).

Cùng với đó, các nghiên cứu của Mohr & Webb (2005, tr.121-147) cũng cho thấy rằng, tồn tại mối quan hệ giữa hành vi mua của người tiêu dùng và CSR, trong đó hoạt động CSR có mối quan hệ dương với hành vi mua của người tiêu dùng.

Nghiên cứu c a Rahizah Abd Rahim và cộng sự (2011)

Nghiên cứu thực hiện tại thị trường Malaysia năm 2011 nhằm xem xét ảnh hưởng của CSR đến hành vi mua của người dân Malaysia.

Các thành phần CSR của nghiên cứu này dựa vào định nghĩa của Carroll (1991) bao gồm: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Trong đó, trách nhiệm xã hội

về kinh tế là kỳ vọng của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên mỗi cổ

phiếu. Trách nhiệm xã hội về pháp lý liên quan đến nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước hoặc địa phương quy định. Trách nhiệm xã hội về đạo

đức Trách nhiệm xã hội về từ thiện là hai khía cạnh được xã hội mong đợi từ các

doanh nghiệp. Dựa trên bốn thành phần trên, CSR nhằm tạo ra lợi nhuận, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và là có trách nhiệm với việc làm từ thiện.

Với mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên 220 người dân sống trong 5 tiểu bang của Malaysia bao gồm: Johor, Perak, Selangor, Sabah và Sarawak. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ dương giữa các biến đo lường CSR (bao gồm: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện) với hành vi mua của người tiêu dùng. Trong đó, trách nhiệm xã hội về kinh tế có tác động mạnh nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng; kế đến là trách nhiệm xã hội về từ thiện, tiếp theo là đạo đức và pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 31 - 33)