Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm phân tích định lượng SPSS để phân tích như sau: + Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thống kê tần số, từ đó mô tả các thuộc tính của đặc điểm nhân khẩu học của mẫu như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân.

+ Tiếp theo thực hiện phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua công cụ là hệ số Crombach`s Alpha. Hệ số Crombach`s Alpha được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp. Hệ số Crombach`s Alpha từ 0,8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là có thể chấp nhận được và các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

+ Phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị thang đo, phương pháp phân tích EFA để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu. Biến quan sat được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0.5, Hệ số KMO (KaiserMayer-Alkin) thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích từ 50% trở lên (Theo Kaiser, 1974, được trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011, đề nghị KMO ≥ 0.9 – Rất tốt; KMO ≥ 0.8 – Tốt; KMO ≥ 0.7 – Được; KMO ≥ 0.6 – Tạm được; KMO ≥ 0.5 – Xấu; KMO < 0.5 – Không thể chấp nhận được.

+ Phân tích độ tương quan nhằm xác định mối liên hệ giữa các yếu tố tác động khi các biến được sử dụng đồng thời trong mô hình, chúng ta cần loại bỏ, khắc phục

mối quan hệ mạnh giữa các yếu tố. Áp dụng phương pháp phân tích tương quan để xác định sự liên kết giữa các biến giải thích.

Sau khi phân tích EFA, các giả thuyết được điều chỉnh lại với các nhân tố mới. Phân tích tương quan mới được thực hiện để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Tiếp theo, phân tích hồi quy bội để đánh giá mức độ ảnh hưởng và khẳng định tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến Cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Kết luận Chƣơng 2

Chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu là toàn bộ phương pháp luận và các bước tiến hành trong nghiên cứu của luận văn. Luận văn thực hiện lần lượt từng bước theo quy tình nghiên cứu, thông qua nghiên cứu sơ bộ và chính thức đã tổng hợp được bảng câu hỏi và thiết kế được thang đo. Tiếp theo luận văn trình bày lần lượt các bước để phân tích chạy mô hình dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 44 - 47)