Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 57)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5.Phân tích hồi quy

Khi chạy hồi quy ta cần quan tâm đến các thông số sau:

 Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hoá cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

 Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.

 Kiểm định ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc.

 Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

Kết quả phân tích SPSS:

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .983a .965 .965 .08588

a. Predictors: (Constant), MT, DD, KT, TT, PL

Tham số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Theo bảng trên R2= 0.965 cho thấy 96,5% sự thay đổi hành vi mua của người tiêu dùng là do ảnh hưởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; 3,5% còn lại là do ảnh hưởng của các biến khác ngoài mô hình chưa tìm thấy được và do sai số ngẫu nhiên.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt ra giả thuyết là:

H0 : Các hệ số βi =0 H1 : Các hệ số βi ≠0

Để kiểm định H0, dùng đại lượng F, nếu xác xuất F nhỏ thì giả thiết H0 bị bác bỏ, giả thiết F được lấy từ phương sai ANOVA.

ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 57.753 5 11.551 1566.180 .000b Residual 2.065 280 .007 Total 59.818 285 a. Dependent Variable: HV b. Predictors: (Constant), MT, DD, KT, TT, PL

Từ kết quả trên cho thấy F = 1566.180 với giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 nên ta đủ cơ sở để bác bỏ H0 chấp nhận H1.

Như vậy mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu, các biến độc lập đều có tác động nhất định đến biến phụ thuộc.

Tiếp theo, phân tích hồi quy để xác định mức độ 05 yếu tố đo lường ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .712 .035 20.566 .000 KT .113 .006 .229 19.918 .000 PL .178 .006 .374 31.103 .000 DD .370 .006 .654 57.631 .000 TT .298 .006 .573 47.873 .000 MT .181 .005 .402 34.435 .000 a. Dependent Variable: HV

Kết quả hồi quy cho thấy cả 05 yếu tố có giá trị sig. < 0.05, nên tất cả 05 yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, các yếu tố này đều thật sự ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

HV = 0.712 + 0.113*KT + 0.178*PL + 0.370*DD +0.298*TT + 0.181* MT 3.7. Kiểm định sự khác biệt

Để xem xét sự khác biệt các đặc điểm của các khách hàng trên thị trường Hà Nội đến ý định mua dược phẩm nước ngoài, tác giả sử dụng phân tích ANOVA giữa các nhóm đối tượng khác nhau với thành phần đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có nghĩa giữa các nhóm nhất định.

Phân tích phương sai một yếu tố (còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai khác chỉ là 5%.

Ví dụ: Phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính khách hàng (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…) đối với 1 vấn đề nào đó (thường chọn là nhân tố phụ thuộc, như: sự hài lòng).

Một số giả định khi phân tích ANOVA:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.

- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.

- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Tiêu chuẩn phân tích ANOVA: Phân tích phương sai ANOVA phương pháp này giúp ta so sánh giá trị trung bình của 03 nhóm trở lên. Tại bảng kiểm định Levene, giá trị Sig. < 0.05 nghĩa là không có sự khác biệt giữa các nhóm được phân loại. Nếu Sig. > 0.05 nghĩa là phương sai của biến phụ thuộc và nhân tố khảo sát không có khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, ta tiếp tục xem bảng ANOVA. Tại các mức ý nghĩa (Sig.) < 0.05, ta kết luận có sự khác biệt về đặc điểm đang khảo sát lên yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội. Nếu Sig. > 0.05 ở bảng ANOVA thì ta kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm được phân loại.

Sự khác biệt về các đặc điểm của khách hàng trên thị trường Hà Nội đối với ý định mua dược phẩm nước ngoài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Giá trị Sig. Sig. Giới tính 0.000 Độ tuổi 0.000 Học vấn 0.033 Thu nhập 0.000

Kiểm định sự khác biệt ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo giới tính.

Thông qua kết quả kiểm định ANOVA ở trên (xem chi tiết phụ lục 8), ta được kết quả về độ tin cậy 95%, Sig. = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên ta kết luận có sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Kiểm định sự khác biệt ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo độ tuổi.

Thông qua kết quả kiểm định ANOVA ở trên (xem chi tiết phụ lục 8), ta được kết quả về độ tin cậy 95%, Sig. = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên ta kết luận có sự khác biệt về độ tuổi ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Kiểm định sự khác biệt ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo học vấn.

Thông qua kết quả kiểm định ANOVA ở trên (xem chi tiết phụ lục 8), ta được kết quả về độ tin cậy 95%, Sig. = 0.033 (nhỏ hơn 0.05) nên ta kết luận có sự khác biệt về học vấn ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Kiểm định sự khác biệt ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo thu nhập.

Thông qua kết quả kiểm định ANOVA ở trên (xem chi tiết phụ lục 8), ta được kết quả về độ tin cậy 95%, Sig. = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên ta kết luận có sự khác biệt về thu nhập ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

3.7. Một số kiểm định khác

Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi

Một cách đơn giản để thực hiện kiểm định này là vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa. Phần dư đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục tung và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục hoành. Nếu giả

định quan hệ tuyến tính và phương sai không thay đổi thỏa mãn thì phần dư sẽ phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị.

Hình 3. 1: Đồ thị phân tán giữa các thành phần dƣ và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa

Kết quả hình trên cho thấy, phần dư đã chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, không tạo thành hình dạnh nhất định nào. Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không đổi. Mô hình hồi quy là phù hợp.

Kiểm tra giả thuyết về phân phối chuẩn

Có nhiều lý do làm phần dư không phân phối chuẩn như: số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích, phương sai không phải là hằng số hoặc sử dụng sai mô hình,…. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần kỳ vọng phần dư phân phối gần chuẩn vì luôn có sự chênh lệch do lấy mẫu.

Nghiên cứu này xây dựng biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư, nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối

chuẩn nằm chồng lên đồ thị tần số, có mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem phần dư có phân phối chuẩn.

Hình 3. 2: Đồ thị Histogram

Kết quả ở hình trên cho thấy, đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 (-7.68E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.991). Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư khi xây dựng mô hình không bị vi phạm.

Giả định liên hệ tuyến tính

Xem xét mối liên hệ giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán thông qua biểu đồ phân tán, nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì sẽ không có liên hệ giữa giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên trong một đường xung quanh đường đi qua trục tung độ 0 và không tạo thành một hình cụ thể. Theo biểu đồ phân tán (xem hình dưới)giữa phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi qui cho thấy không có mối liên hệ giữa phần dư và giá trị dự

đoán. Phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0, do đó giả định liên hệ tuyến tính trong mô hình bị bác bỏ.

Hình 3. 3: Biểu đồ phân tán 3.8. Thảo luận Kết quả nghiên cứu 3.8. Thảo luận Kết quả nghiên cứu

Qua kết quả phân tích hồi quy trong 05 yếu tố đo lường cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội của mô hình nghiên cứu, kết quả cho thấy cả 05 yếu tố đều ảnh hưởng và tương quan thuận với ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, kết quả cùng tương đồng với các giả thuyết ban đầu đặt ra. Theo kết quả hồi quy, yếu tố về đạo đức của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất, theo sau lần lượt là các yếu tố từ thiện, môi trường, pháp luật và cuối cùng là yếu tố kinh tế. Từ kết quả mô hình hồi quy có thể đánh giá mức độ tác động của của 6 yếu tố độc lập lên yếu tố phụ thuộc như sau:

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về kinh tế tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của

khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.113 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về pháp lý tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.178 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về đạo đức tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.370 đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về từ thiện tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.298 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về môi trường tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.181 đơn vị.

Kết luận Chƣơng 3

Chương 3 đã thống kê mô tả mẫu được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ tin cậy trước khi phân tích nhân tố. Kết quả phân tích độ tin cậy đã loại 02 biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến - tổng < 0.3, còn lại 19 biến quan sát được tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố có 05 yếu tố đều hội tụ được rút ra từ 19 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy, cả 05 yếu tố đều có ý nghĩa trong mô hình. Kết quả cuối cùng, có 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng như sau: Đạo đức, Từ thiện, Môi trường, Pháp lý, Kinh tế. Qua phân tích ANOVA thì các yếu tố cá nhân đều ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa trên các lý thuyết về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên về các yếu tố để đo lường cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập bao gồm: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường.

Năm biến độc lập tác động đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội. Với nghiên cứu này tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ nhằm hoàn thiện các thang đo lường và cuối cùng là phương pháp định lượng với các công cụ như thống kê mô tả, Cronbach‟s Alpha, EFA và hồi quy bội.

Với 300 mẫu được phát đi, kết quả thu về được 286 mẫu hợp lệ và đầy đủ thông tin. Tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo với tiêu chuẩn hệ số loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 thì kết quả sau khi loại 3 biến KT3 và DD2 các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Sau đó, tác giả phân tích nhân tố EFA, thu được 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội là: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường.

Cuối cùng là kết quả phân tích hồi quy bội, sau khi phân tích tương quan xác định được 05 biến độc lập đều tương quan với biến phụ thuộc, tiếp tục giữ 05 biến độc lập này trong phân tích hồi quy. Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường đều là các tác động thuận đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội; trong đó, yếu tố trách nhiệm xã hội về đạo đức ảnh hưởng mạnh đến mạnh nhất, sau đó lần lượt là yếu tố từ thiện

của doanh nghiệp, sự quan tâm tới môi trường của doanh nghiệp, yếu tố pháp luật và cuối cùng là yếu tố về kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả cũng thể hiện mô hình có sự phù hợp cao và các giả định hồi quuy đều đạt yêu cầu. Như vậy, với 05 giả thuyết được trình bày thì kết quả cho thấy tất cả 05 giả thuyết này đều được chấp nhận. Bằng phân tích ANOVA, cho thấy sự khác biệt về đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Từ năm 2018, ngành dược đã có những sự thay đổi mạnh mẽ nhờ các nguồn đầu tư lớn từ cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại. Tuy nhiên, trong cuộc chay đua trên thị trường dược, các doanh nghiệp nước ngoài nắm rất nhiều lợi thế. Ngày 06/04/2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 57)