6. Cơ cấu của luận văn
1.3.1. Các phƣơng thức giải quyết tranhchấp
Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm đƣợc biện pháp giải quyết tranh chấp đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài viết này ngƣời viết xin giới thiệu về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp: Thƣơng lƣợng, Hòa giải, Trọng tài, Tòa án.
1.3.1.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Thƣơng lƣợng là phƣơng thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mỗi bên.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thƣơng lƣợng. Do đó từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thƣơng lƣợng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
Trƣờng hợp đạt đƣợc thỏa thuận trong cuộc họp thƣơng lƣơng sau đó một trong các bên không tuân thủ các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện cƣỡng chế.
Phƣơng thức thƣơng lƣợng rất đƣợc các chủ thể ƣu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phƣơng thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thƣơng lƣợng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện cũng nhƣ không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hƣởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cƣỡng chế thi hành đối với kết quả thƣơng lƣợng.
1.3.1.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Là việc các bên tiến hành thƣơng lƣợng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phƣơng thức hòa giải cũng là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật đƣợc thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.
So với việc thƣơng lƣợng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên đƣợc thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đƣa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.
Phƣơng thức hòa giải cũng đƣợc các bên ƣu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh đƣợc giữ kín.
Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không đƣợc pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
1.3.1.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và đƣợc các chủ thể ƣa chuộng.
Phƣơng thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhƣng sẽ đƣợc tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
Trong phƣơng thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tƣ cách là một bên trung gian độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đƣa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Ƣu điểm của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không đƣợc công bố công khai rộng rãi. Theo nguyên tắc này, các bên có thể giữ đƣợc bí mật kinh doanh cũng nhƣ danh dự, uy tín của mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm đây là ƣu thế vƣợt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng, hòa giải. Sau khi trọng tài đƣa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trƣớc bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhƣng có một trong các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cƣỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Tuy nhiên giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài đòi hỏi chi ph tƣơng đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.
1.3.1.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Tòa án là phƣơng thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất. Đây là phƣơng thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nƣớc là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án đƣợc đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nƣớc.Trong thực tiễn pháp lý, khi các biện pháp thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi t nh rƣờm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Khi giải quyết tranh chấp bằng tòa án cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Thẩm quyền của tòa án về giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc pháp luật phân định theo vụ việc, theo cấp tòa án, theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Thẩm quyền theo vụ việc:
Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp xảy ra thuộc cơ quan nào: Cơ quan quản lý cấp trên, Tòa dân sựhay Tòa kinh tế…
Những tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đƣợc quy định tại Điều 29 bộ luật tố tụng dân sự 2004 “những tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và điều có mục đ ch lợi nhuận” bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đ ch lợi nhuận. Đây là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tƣ vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đƣờng sắt đƣờng bộ đƣờng thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đƣờng hàng không đƣờng biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tƣ tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò khai thác.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đ ch lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh thƣơng mại mà pháp luật có quy định. Thẩm quyền về cấp xét xử:
Thẩm quyền theo cấp xét xử là việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo cấp của Tòa án, xem xét vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh hay Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án nhân dân cấp huyện:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đ ch lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hóa b) Cung ứng dịch vụ c) Phân phối
d) Đại diện đại lý đ) Ký gửi
e) Thuê, cho thuê, thuê mua g) Xây dựng
h) Tƣ vấn, kỹ thuật
i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đƣờng sắt đƣờng bộ đƣờng thuỷ nội địa Tuy nhiên, những tranh chấp nói trên mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài, cho Tòa án nƣớc ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cảnhững vụ tranh chấp kinh doanh thƣơng mại trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao:
- Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dƣới.
Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh thƣơng mại của Tòa án theo lãnh thổ đƣợc xác định là Tòa án nơi bị đơn cƣ trú làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại.
Tuy nhiên, Luật cũng cho phép các đƣơng sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cƣ trú làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại quy định tại các điều 29 của Bộ luật tố tụng Dân sự.
Trong trƣờng hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trƣờng hợp sau đây:
- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cƣ trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản nơi có trụ sở hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án.
- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án.
- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án.
- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cƣ trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cƣ trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án.
- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phƣơng khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Nhƣ vậy theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật tố tụng Dân sự thì trong một số trƣờng hợp nhất định, có nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết một vụ án kinh doanh thƣơng mại cụ thể và nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các Tòa án đó. Để tránh việc có tranh chấp về thẩm quyền, thì Tòa án nào thuộc một trong các Tòa án có thẩm quyền mà nhận đƣợc đơn khởi kiện trƣớc tiên của nguyên đơn đã dự tính tiền tạm ứng án ph cho nguyên đơn và nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí, có thẩm quyền thụ lý vụ án theo đúng quy định.
Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại tòa án
Thủ tục giải quyết kinh doanh thƣơng mại tại tòa án cũng nhƣ thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự hôn nhân và gia đình lao động gồm có:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: Khởi kiện và thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.